Các đánh giá sàn FBS chính là một trong những thông tin quan trọng trader cần biết trước khi chọn broker này để giao dịch. Tìm hiểu kỹ chính sách, điều kiện, mức độ uy tín sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định đây có phải là một địa chỉ tin cậy để đầu tư hay không.
Sàn FBS là gì? Tổng quan về FBS
FBS được thành lập năm 2009, đặt trụ sở tại Belize và là một trong những sàn môi giới ngoại hối, tiền ảo, cổ phiếu CFD lớn nhất thế giới hiện nay.
Quy mô của FBS lớn đến thế nào? Hiện tại, broker này đang phục vụ hơn 6 triệu nhà giao dịch đến từ 197 quốc gia và vùng lãnh thổ. Không những thế, sàn forex này cũng hợp tác với hơn 130k đối tác thanh khoản lớn, đảm bảo cho mọi giao dịch của khách hàng đều có tốc độ khớp lệnh nhanh nhất.
Hiện tại, FBS mang đến cho khách hàng của mình một môi trường đầu tư ngoại hối và hơn 1000 sản phẩm tài chính chất lượng:
- 76 cặp forex
- Chỉ số
- Cổ phiếu CFD
- Hàng hóa, năng lượng
- Tiền điện tử
- Quỹ ETF
FBS luôn hướng đến một dịch vụ môi giới chất lượng, tiên tiến, bảo mật cao. Sàn luôn tuân thủ các điều kiện và quy định hoạt động nghiêm ngặt. Chính vì vậy, trong hơn 15 năm hoạt động, thương hiệu đã trở thành một trong những địa chỉ đầu tư yêu thích nhất toàn cầu.
FBS cũng đã nhận được rất nhiều giải thưởng giá trị, trong đó nhiều năm liền đều được vinh danh là Công ty Dịch vụ Môi giới khách hàng tốt nhất Châu Á.
Một số thông tin cơ bản về FBS:
- Tên thương hiệu: FBS
- Năm thành lập: 2009
- Địa chỉ trụ sở: Belize
- Tiền gửi tối thiểu: 1 USD
- Đòn bẩy: 1:3000
- Giấy phép: CySEC, IFSC
Đánh giá sàn FBS mới nhất, chi tiết nhất về độ uy tín và chất lượng dịch vụ
FBS có uy tín không?
Để đánh giá sàn FBS về mức độ uy tín, chúng ta cần tìm hiểu xem broker này có giấy phép hoạt động hay không.
Tính đến thời điểm hiện tại, FBS đã được cấp phép bởi 2 tổ chức tài chính là CySEC và IFSC. Đây đều là các giấy phép uy tín hàng đầu trên thị trường forex, là bảo chứng tốt nhất để đảm bảo các sàn forex hoạt động minh bạch, an toàn, mọi giao dịch đều diễn ra công khai với độ bảo mật cao nhất.
Với 2 giấy phép này, FBS luôn có chính sách bồi thường cho khách hàng. Trong trường hợp sàn phá sản hoặc có sự cố kiện cáo, FBS sẽ đền bù lên đến 20.000 Euro. Đây là điều kiện trong quỹ bồi thường của CySEC mà bất cứ broker nào được tổ chức này cấp phép cũng cần phải tuân thủ.
Tài khoản sàn FBS
Nói đến tài khoản giao dịch, FBS là một trong những broker có nhiều tài khoản nhất hiện nay. Sàn cung cấp đến 5 loại tài khoản khác nhau, phù hợp với từng cấp độ của nhà đầu tư:
Ký quỹ |
Đòn bẩy | Spread |
Khối lượng lệnh |
|
Cent |
1 USD |
1:1000 | Từ 0,5 pip | 1 – 1000 cent lot |
Standard |
100 USD | 1:3000 | Từ 0,5 pip |
1 – 500 lot |
Micro |
5 USD | 1:3000 | Cố định 3 pip |
1 – 500 lot |
Zero Spread |
500 USD | 1:3000 | 0 |
1 – 500 lot |
ECN | 1000 USD | 1:500 | Từ 1 pip |
1 – 500 lot |
Đánh giá sàn FBS về nền tảng giao dịch
Cũng như nhiều broker khác trên thị trường ngoại hối, FBS mang đến cho khách hàng của mình 2 nền tảng giao dịch chính là MT4 và MT5. Bên cạnh đó, FBS cũng hỗ trợ các ứng dụng dành cho di động, hỗ trợ trên mọi hệ điều hành với giao diện đơn giản và rất dễ sử dụng.
Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá của các nhà đầu tư thì trader nên ưu tiên sử dụng nền tảng MT4. Nền tảng này dễ sử dụng và dù là chưa có nhiều kinh nghiệm thì trader cũng có thể dễ dàng làm quen và sử dụng. Trong khi đó, MT5 được đánh giá ưu việt hơn, có nhiều tính năng hơn nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn. MT5 chỉ phù hợp với số ít các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm.
Về chính sách nạp rút
Nạp rút của FBS cũng là một trong những nhân tố khiến các nhà đầu tư đánh giá cao nền tảng giao dịch này. Hiện tại, FBS cung cấp cho khách hàng rất nhiều chính sách nạp rút. Phổ biến và được ưa chuộng nhất là chuyển khoản ngân hàng. Ngoài ra, còn có nhiều hình thức khác như thẻ tín dụng, debit, ví điện tử, Bitcoin…
Phương thức nạp rút tiền tại FBS cũng khá đơn giản và phí rất thấp. Có một số phương thức được miễn phí nên trader cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn giao dịch. Tuy nhiên, trader nạp tiền hình thức nào thì sẽ thực hiện rút tiền qua hình thức ấy. Nạp tiền sẽ được xử lý ngay, trong khi đó muốn rút tiền thì phải đợi từ 15 phút – 24 giờ tùy vào thời điểm rút tiền, số tiền giao dịch cũng như phương thức thực hiện.
FBS không quy định mức nạp tối thiểu. Tuy nhiên, muốn rút được tiền thì số dư tài khoản phải trên 50 USD. Trong một số trường hợp đặc biệt, trader cần thực hiện xác minh danh tính để có thể rút tiền về tài khoản.
Về đòn bẩy và phí giao dịch của FBS
Tùy vào từng loại tài khoản, FBS sẽ cung cấp mức đòn bẩy khác nhau, cụ thể như chúng tôi đã trình bày ở trên.
Mức đòn bẩy cao nhất của sàn là 1:3000. Trên thị trường ngoại hối, đây là mức đòn bẩy rất cạnh tranh. Điều này cho phép nhà giao dịch có thể mở được vị thế lớn hơn rất nhiều so với số vốn thực. Tuy nhiên, mức độ rủi ro cũng khuếch đại lên. Vì vậy nguy cơ mất vốn rất cao, trader cần thận trọng khi chọn mức đòn bẩy cho vị thế của mình.
FBS cũng không tính phí hoa hồng cho mọi giao dịch. Tuy nhiên, sàn sẽ tính phí spread cũng như phí swap. Hai loại phí này sẽ không cố định mà linh hoạt thay đổi theo điều kiện thị trường, loại tài khoản, loại tài sản giao dịch.
Do đó, tốt nhất trader nên hiểu rõ các mức phí. Phí giao dịch sẽ được thể hiện chi tiết trên nền tảng khi bạn mở lệnh. Đánh giá chung thì phí của FBS cũng thuộc loại thấp trên thị trường, tạo tính cạnh tranh khá tốt cho thương hiệu.
Về chăm sóc khách hàng và khuyến mãi
FBS mang đến cho khách hàng rất nhiều chương trình khuyến mãi. Trong đó phổ biến có khuyến mãi tiền khi đăng ký tài khoản, khuyến mãi nạp tiền lần đầu, khuyến mãi hoàn trả, khuyến mãi dịp kỷ niệm… Đây cũng là một trong những sàn forex có chính sách marketing tốt nhất hiện nay. Vì vậy, số lượng khách hàng đăng ký mới để nhận khuyến mãi rất nhiều.
Nhà môi giới này cũng rất chú trọng đến chính sách chăm sóc khách hàng. Dịch vụ hỗ trợ tiếng Việt với khung thời gian 24/5. Có nhiều kênh liên lạc từ hotline đến chat live hay hỏi đáp trực tiếp trên fanpage, email… Tốc độ xử lý khá nhanh, phần lớn đều nhận được sự hài lòng của trader.
Đánh giá sàn FBS về ưu nhược điểm: Có nên đầu tư ngoại hối tại FBS không?
Ưu điểm |
Nhược điểm |
● Sàn giao dịch uy tín, thương hiệu lâu năm, tin cậy
● Hỗ trợ nạp rút linh hoạt thông qua tài khoản ngân hàng ● Đa dạng tài khoản để trader chọn lựa theo trình độ giao dịch ● Phí giao dịch khá cạnh tranh ● Khuyến mãi nhiều, giá trị khuyến mãi cao ● Dịch vụ hỗ trợ khách hàng khá tốt, tận tâm và chuyên nghiệp |
● Thủ tục xác minh danh tính khá phức tạp
● Các chính sách về bonus, cách tính và cách nhận thưởng chưa rõ ràng ● Một số tài khoản có phí spread cao ● Chỉ được rút tiền trên 50 USD. |
Kết luận
FBS cũng như bất cứ broker nào trên thị trường, cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định. Do đó, đánh giá sàn FBS trung thực, khách quan sẽ rất quan trọng để các nhà đầu tư nhận diện được mức độ phù hợp của thương hiệu với chiến lược giao dịch của mình.
Khẳng định lại lần nữa, FBS là một sàn ngoại hối chất lượng, uy tín và được bình chọn có tên trong danh sách top 10 sàn forex uy tín. Anh em trader có thể an tâm giao dịch và tìm kiếm cơ hội lợi nhuận tại broker hàng đầu thế giới này.