Broker là gì? Để bắt đầu đầu tư tài chính online, trader cần phải chọn được một Đây sẽ là cầu nối quan trọng để nhà đầu tư tiếp cận thị trường và tiến hành giao dịch. Với các nhà giao dịch nhỏ lẻ thì không thể giao dịch đầu tư độc lập mà cần phải thông qua một Broker cụ thể. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ bản chất của Broke cũng như có được những kinh nghiệm lựa chọn Broker uy tín, tin cậy.
Broker là gì?
Broker là người môi giới, nhà môi giới, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình thực hiện giao dịch. Nguồn gốc của từ này là “Bronrur”- một từ tiếng Pháp với ý nghĩa là những nhà giao dịch cấp độ cá nhân.
Broker hoạt động như một nhà môi giới giao dịch. Họ đóng vai trò như một cá nhân hoặc đại diện cho một tổ chức. Họ giúp trader tiếp cận được các sản phẩm tài chính đầu tư. Họ hỗ trợ kết nối giao dịch cho trader và sau đó nhận được một khoản hoa hồng tương xứng. Mỗi Broker khác nhau sẽ có mức quy định hoa hồng khác nhau.
Vai trò ra sao?
Broker không chỉ đơn thuần là cung cấp môi trường cho trader giao dịch. Họ còn có chức năng cung cấp những hiểu biết về thị trường, nghiên cứu thị trường, tập hợp cộng đồng người bán và người mua. Họ có thể đại diện cho người bán hoặc người mua hoặc đồng thời cả hai.
Thông qua Broker, các nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch mua bán sẽ được kết nối với nhau. Broker giúp người bán tìm được người mua và người mua tìm được người bán với các tiêu chí phù hợp nhất.
Trong thị trường tài chính online như forex, chứng khoán, vàng, tiền điện tử, hàng hóa phái sinh… Broker đóng vai trò hết sức quan trọng và bạn có thể hiểu đơn giản nhất định nghĩa Broker chính là các sàn giao dịch, nơi mà bạn sẽ mở tài khoản và giao dịch tại đó.
Broker Forex là ai? Gồm những Broker nào?
Broker Forex chính là những sàn giao dịch forex, nơi cung cấp nền tảng giao dịch cho khách hàng – tức là các trader như chúng ta. Với nền tảng giao dịch mà Broker cung cấp, trader có thể giao dịch ngoại hối và các sản phẩm tài chính được hỗ trợ, thu lợi nhuận và chi trả cho sàn một khoản phí hoa hồng tương ứng.
Ngoài phí hoa hồng, thì Broker forex còn có các loại phí giao dịch khác: Phí spread (phí chênh lệch giá mua và giá bán), phí swap (phí giữ lệnh qua đêm), phí duy trì tài khoản hoạt động, phí nạp tiền và rút tiền,…
Broker Forex sẽ gồm 2 loại:
Dealing desk Broker Forex Broker – Nhà tạo lập thị trường
Với những Broker này, họ đồng thời là nhà môi giới và cũng đồng thời là nhà tạo lập thị trường. Tức là họ sẽ là người cung cấp thanh khoản cho trader. Vai trò môi giới của họ sẽ giảm xuống, vì mọi giao dịch của trader sẽ được họ trực tiếp xử lý và khớp lệnh.
Tức là: Trader bán, họ mua. Trader mua, họ bán. Với các sàn giao dịch này, tốc độ khớp lệnh sẽ vô cùng nhanh chóng vì không cần tìm người mua bán phù hợp.
Do đặc điểm này, phí giao dịch của các Broker này cũng cố định. Bạn có thể tìm hiểu thêm mô hình Dealing Desk Broker với sàn XTB – Một nhà tạo lập thị trường uy tín hàng đầu thế giới hiện nay.
Non dealing desk Forex Broker
Còn được gọi là nhà môi giới chuyển ECN hoặc nhà môi giới chuyển lệnh STP. Nhiệm vụ chính của các Broker này chính là nhận lệnh từ trader, sau đó chuyển lệnh đến những nhà cung cấp thanh khoản lớn khác để xử lý lệnh. Do đó, phí giao dịch thường không cố định mà sẽ thay đổi theo các điều kiện thị trường khác nhau, theo các nhà cung cấp thanh khoản khác nhau.
Broker chứng khoán là gì?
Broker chứng khoán được hiểu đơn giản là những sàn môi giới giao dịch chứng khoán. Họ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán cổ phiếu, trái phiếu cũng như các loại chứng khoán khác. Đồng thời, họ cũng đóng vai trò như những chuyên gia, giúp khách hàng xây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả.
Hầu hết các Broker chứng khoán đều thông thạo những công cụ tài chính, xu hướng thị trường cũng như cách quản lý rủi ro. Họ có thể đưa ra cho khách hàng những lời khuyên đầu tư hữu hiệu dựa trên mục tiêu đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro và thời hạn đầu tư của khách hàng. Tại các sàn chứng khoán chuyên nghiệp, trader không chỉ được cung cấp môi trường đầu tư mà còn được hỗ trợ tối ưu hóa các chiến lược đầu tư, từ đó có thể đạt được hiệu quả lợi nhuận như mong muốn.
Với tình hình khởi sắc lại của thị trường chứng khoán như hiện nay, các Broker chứng khoán đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt là các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế như XTB. Tại đây, khách hàng có thể dễ dàng đặt mua cổ phiếu quốc tế với số vốn thấp nhất, thủ tục đăng ký đơn giản, không có nhiều ràng buộc như khi tham gia đầu tư tại các sàn chứng khoán truyền thống.
Broker kiếm tiền như thế nào? Các loại phí điển hình tại sàn giao dịch
Mục tiêu chính của các Broker chính là cầu nối để các bên có thể tham gia vào các loại giao dịch khác nhau. Họ sẽ là người hỗ trợ người mua và cả người bán, nhà đầu tư và thị trường, hoặc khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Broker sẽ đảm bảo cho các bên liên quan có thể giao dịch hiệu quả, thuận lợi, đạt được mục tiêu của mình.
Và tất nhiên, Broker sẽ không hoạt động miễn phí. Để có thể duy trì được chức năng nhà môi giới, các sàn giao dịch bắt buộc phải tính phí khách hàng. Khoản phí này được thu để duy trì các hoạt động của sàn.
Tiền phí khách hàng sẽ được Broker đầu tư cho nhiều hạng mục: Nền tảng giao dịch, nâng cấp giao diện, tạo website, thưởng khách hàng, các tính năng mở rộng – nâng cao để tăng trải nghiệm khách hàng, tiền trả cho nhân viên… Sẽ không có Broker nào hoạt động miễn phí. Và nếu có một sàn giao dịch hoạt động miễn phí thì chắc chắn các điều kiện giao dịch tại đó cũng không đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Điều này cũng giống như khi bạn tham gia vào một dịch vụ có tính phí thì chất lượng sẽ tốt hơn nhiều so với các dịch vụ miễn phí.
Vậy các khoản phí cụ thể của Broker là gì? Tùy chính sách mà mỗi sàn giao dịch cũng sẽ có một loại phí khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các sàn đều sẽ có những mức phí cơ bản sau đây:
Phí chênh lệch (spread)
Phí chênh lệch còn được gọi là phí Spread. Đây là loại phí cơ bản mà bất cứ sàn giao dịch nào cũng áp dụng. Mức phí này được hiểu là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán tài sản. Mỗi sàn giao dịch sẽ có mức spread khác nhau, có thể là cố định hoặc thả nổi theo thị trường. Thậm chí trong cùng một sàn giao dịch, các loại tài khoản khác nhau cũng có thể sẽ có mức phí spread khác nhau.
Phí hoa hồng (Commission)
Loại phí này là mức phí hoa hồng mà nhà đầu tư phải trả cho sàn giao dịch. Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh trên thị trường thì một số sàn giao dịch cũng đã bắt đầu miễn loại phí này. Điển hình như tại XTB. Nhà đầu tư có thể giao dịch mọi sản phẩm với 0% phí hoa hồng, ưu đãi áp dụng cho mọi loại tài khoản, mọi sản phẩm giao dịch.
Tại các sàn giao dịch khác, mức phí này thường dao động từ 5 – 8 USD cho một giao dịch 2 chiều.
Phí qua đêm (Swap)
Swap là khoản phí qua đêm mà nhà giao dịch phải trả cho Broker khi để lệnh giao dịch qua đêm. Ngược lại, nếu không mở lệnh qua đêm thì trader không cần phải chi trả khoản phí này. Hầu hết tại các sàn giao dịch, mức phí swap sẽ được thay đổi liên tục theo biến động thị trường nên trader cần phải thường xuyên kiểm tra phí swap để có chiến lược đầu tư hiệu quả.
Các loại phí khác
Ngoài những loại phí cơ bản trên đây, tùy vào Broker mà sẽ có các loại phí tương ứng khác:
● Phí mở và duy trì tài khoản hoạt động
● Phí ký quỹ
● Phí nạp tiền
● Phí rút tiền
● Phí chuyển đổi ngoại tệ
● Phí phạt với các tài khoản để lâu không giao dịch….
Cân nhắc về chi phí cũng là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà trader cần lưu ý. Với các sàn giao dịch uy tín, phí giao dịch luôn được áp dụng ở mức tốt nhất để tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.
Những thách thức mà Broker phải đối mặt
Broker được tạo ra với mục tiêu mang lại môi trường đầu tư cho khách hàng và duy trì hoạt động nhờ thu phí. Nói đúng hơn, đây cũng là một hình thức đầu tư. Trên thực tế, có không ít các sàn giao dịch mở ra rồi lại phải đóng cửa vì nhiều lý do, trong đó nguyên nhân lớn nhất là dịch vụ kém uy tín và không đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Với sự thay đổi biến động liên tục của thị trường tài chính, Broker cũng đứng trước nhiều thách thức. Trong đó, các thách thức dưới đây thực sự là những khó khăn lớn mà sàn giao dịch phải đổi mặt:
Thị trường tài chính luôn biến động
Bản chất của thị trường tài chính là không ngừng biến động, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, công nghệ… Nếu Broker không thích ứng kịp với sự biến động thị trường, sự phát triển của công nghệ thì sẽ rất khó đưa ra các chiến lược giúp khách hàng quản lý rủi ro, nắm bắt cơ hội. Hơn nữa, việc thiếu cập nhật các công nghệ mới cũng sẽ khó mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, từ đó rất dễ mất khách vào tay các sàn giao dịch trẻ, hiện đại.
Cạnh tranh cao, khách hàng yêu cầu nhiều hơn
Ngành tài chính online vô cùng cạnh tranh. Các sàn giao dịch cần phải có chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng của mình. Đặc biệt, với sự bùng nổ của internet và sự ra đời của hàng loạt ứng dụng đầu tư, khách hàng cũng ngày càng khó tính và khắt khe hơn khi chọn Broker.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu sàn giao dịch không đủ sức cạnh tranh sẽ không thể đứng vững trên thị trường. Thực tế đã cho thấy các Broker thiếu chuyên môn, dịch vụ kém, nạp rút kém đều không thể tồn tại lâu. Muốn tồn tại được, các Broker phải cho thấy được giá trị của họ, cho thấy được những gì họ mang lại cho trader là chất lượng nhất.
Các quy định pháp lý
Ngành môi giới tài chính cần phải tuân thủ theo nhiều quy định quốc tế. Điều này không chỉ đảm bảo năng lực của Broker mà còn chứng minh được tính hợp pháp, sự an toàn cho khách hàng khi đầu tư tại đây. Tuy nhiên, để được các tổ chức tài chính lớn cấp phép thì sàn giao dịch cũng phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe về vốn, về chuyên môn, về dịch vụ… Chính vì vậy, nếu không thể đảm bảo tuân thủ các quy định thì sẽ rất khó để có thể vận hành và chinh phục được khách hàng.
Tiêu chí nào để đánh giá một Broker uy tín?
Tiêu chí để đánh giá sự uy tín và chất lượng của Broker là gì? Có rất nhiều vấn đề mà trader cần phải quan tâm. Mỗi sàn giao dịch sẽ có tiêu chuẩn chất lượng riêng nhưng nhìn chung, để chọn một Broker chất lượng thì cần phải đảm bảo 10 tiêu chí dưới đây:
Có công cụ tài chính đa dạng
Xu hướng của các nhà đầu tư là có thể đầu tư đa dạng các thị trường tài chính như cổ phiếu, forex, tiền điện tử, vàng,… Do đó, một sàn giao dịch càng cung cấp nhiều dịch vụ thì càng được quan tâm. Như vậy, trader có thể dễ dàng giao dịch các sản phẩm yêu thích mà không cần phải mở tài khoản ở nhiều sàn giao dịch khác nhau.
Có nhiều tài khoản giao dịch
Với các trader chuyên nghiệp, họ sẽ mong muốn có được một tài khoản chất lượng, cao cấp, nhiều đặc quyền ưu đãi. Ngược lại, trader mới vào nghề đầu tư thì lại mong muốn có tài khoản phổ thông, có thể giao dịch miễn phí. Do đó, một Broker chất lượng và được tín nhiệm phải có nhiều tài khoản để khách hàng chọn lựa.
Phí giao dịch hấp dẫn
Chọn sàn giao dịch có phí thấp luôn là ưu tiên của nhiều trader. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần thận trọng với các quảng cáo spread giá thấp của nhiều Broker. Vì spread thấp không phải là tất cả, một số sàn giao dịch có rất nhiều loại phí ấn. Vì vậy, cần đánh giá tổng thể các loại phí và đưa ra lựa chọn phù hợp.
Đòn bẩy
Những Broker có mức đòn bẩy trên 400 đều được yêu thích. Đòn bẩy cho phép khách hàng có thể giao dịch hiệu quả hơn, tối ưu được lợi nhuận với số vốn hạn chế. Do đó, đây cũng là một trong những tiêu chí chọn Broker chất lượng của trader toàn cầu.
Tốc độ khớp lệnh
Phí thấp là một khởi đầu tuyệt vời. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu trader có thể thực hiện lệnh nhanh chóng. Sàn giao dịch có tốc độ khớp lệnh nhanh sẽ tránh được tình trạng trượt giá và điều này đặc biệt quan trọng với các nhà đầu tư.
Có giao dịch lướt sóng
Một Broker uy tín sẽ luôn nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Trong đó, giao dịch lướt sóng là một công cụ tuyệt vời. Các nhà giao dịch có thể có nhiều cơ hội để giao dịch trong ngày với tần suất cao. Đặc biệt là các nhà đầu tư không có nhiều thời gian bám trụ thị trường.
Nền tảng giao dịch hiện đại
Vì sao xStation của XTB được yêu thích? Đơn giản vì nền tảng này hiện đại, dễ sử dụng, nhiều tính năng, phù hợp với yêu cầu của các trader. Vì vậy, một Broker uy tín phải là một Broker cung cấp được nền tảng giao dịch thuyết phục khách hàng. Với xu thế đầu tư tăng mạnh, khách hàng cũng đòi hỏi nhiều hơn về một nền tảng hiện đại, nhiều công cụ hỗ trợ giao dịch
Nhiều công cụ tùy chỉnh và tài nguyên giáo dục
Các nhà môi giới có nhiều công cụ giao dịch, nhiều tài nguyên giáo dục sẽ giữ chân khách hàng hiệu quả. Vì khách hàng có thể tìm thấy được những bí quyết đầu tư, tìm được những công cụ hỗ trợ việc giao dịch hiệu quả.
Được cấp phép
Nhà môi giới tài chính được cấp phép từ các tổ chức tài chính như FCA, FSA, CySEC, BaFIN, IFSC…đều được đón nhận trên toàn cầu. Giấy phép là minh chứng cho thấy Broker hoạt động ổn định, hiệu quả, có đầy đủ năng lực môi giới. Do đó, đây là tiêu chí đặc biệt quan trọng để đánh giá chất lượng và độ uy tín của một Broker.
Đảm bảo an toàn tiền gửi khách hàng
Một Broker tốt không chỉ hỗ trợ nạp rút nhanh chóng mà còn phải đảm bảo an toàn tiền gửi khách hàng. Theo đó, hãy chọn các sàn giao dịch có tài khoản tách biệt với tài khoản ký gửi của trader. Tiền ký quỹ của bạn sẽ được giữ an toàn và hạn chế tình trạng biến mất không dấu vết.
Ngoài ra, Broker uy tín còn phải đảm bảo dịch vụ tốt, nạp rút nhanh, không tính phí duy trì tài khoản, có nhiều bonus… Tùy vào phong cách giao dịch mà mỗi nhà đầu tư sẽ chọn cho mình một sàn giao dịch phù hợp nhất.
Như vậy, chúng ta đã hiểu được thế nào là Broker và vai trò của Broker với nhà giao dịch. Khi giao dịch, trader nên cẩn trọng trong việc tìm kiếm thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và nhận được các quyền lợi cao nhất.