Trader là gì, phải làm sao để trở thành một Trader chuyên nghiệp? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Trader khái niệm đã tồn tại khá lâu trong lĩnh vực kinh tế, song bây giờ nó mới thực sự được chú ý nhiều hơn khi các thị trường chứng khoán, ngoại hối và tiền điện tử ngày càng phát triển.
Trader xuất hiện phổ biến trên các sàn Forex, vậy, rốt cuộc Trader là gì? Làm sao để trở thành một Trader chuyên nghiệp?
Tìm hiểu khái niệm Trader là gì?
Trong môi trường chứng khoán hay ngoại hối, Trader được dùng để chỉ những người thực hiện lệnh giao dịch trực tiếp. Chẳng hạn như những giao dịch mua bán ngoại tệ, cổ phiếu hay tiền điện tử, tiền mã hóa,…
Trên hoạt động trao đổi này, họ sẽ kiếm được tiền lời từ các khoản chênh lệch. Tuy nhiên, cũng có đôi khi, khoản chênh lệch đó lại là số tiền thua lỗ nếu họ đặt lệnh không đúng diễn tiến của thị trường.
Đây là một công việc đòi hỏi rất nhiều áp lực cũng như sự kiên nhẫn, quyết đoán. Đồng thời, Trader cũng phải trang bị cho mình một lượng kiến thức lớn và kinh nghiệm “chinh chiến” nếu muốn có được sự tự do cao về tài chính ở lĩnh vực này.
Trader bao gồm những phân loại nào?
Hiện nay, Trader có thể được phân chia thành nhiều loại khá đa dạng. Tùy theo từng tiêu chí khác nhau, chúng ta có những cách phân loại sau đây:
Dựa vào tiêu chí quản lý, chủ thể
- Trader tự thân, tự làm việc cho chính mình: Là Trader sử dụng tài khoản giao dịch trên thị trường Forex bằng chính số tiền họ tự bỏ ra. Cho nên, dù là lợi nhuận hay rủi ro, các Trader này cũng sẽ tự chịu trách nhiệm. Tất cả đều phụ thuộc vào khả năng phân tích, giao dịch từ họ.
- Loại Trader làm việc cho các cá nhân hay tổ chức chuyên nghiệp: Là Trader sử dụng số tiền của cá nhân hay tổ chức nào đó để giao dịch, đầu tư. Và đương nhiên, họ sẽ chịu sự quản lý và kiểm soát của người thuê Trader.
Dựa vào tiêu chí phân tích thị trường
- Loại Trader trên phân tích cơ bản: Trader này thường đưa ra quyết định, lựa chọn giao dịch dựa vào các tin tức, thông tin được công bố trên thị trường.
- Loại Trader trên phân tích kỹ thuật: Là những Trader theo trường phái đưa ra lệnh giao dịch theo các kết quả phân tích trên biểu đồ giá cụ thể.
- Loại Trader có sự kết hợp giữa phân tích cơ bản lẫn kỹ thuật: Đa phần các Trader thành công đều biết cách kết hợp nhuần nhuyễn 2 trường phái này với nhau.
Dựa vào tiêu chí phong cách giao dịch
- Scalper Trader: Scalper Trader là gì? Các Trader được gọi là Scalper khi họ áp dụng chiến thuật Scalping trên thị trường Forex. Những giao dịch của Scalper thường diễn ra theo khung thời gian ngắn, nhưng tần suất lớn và có nhiều lệnh giao dịch trong một ngày.
- Day Trader: Trader này khá đặc biệt, chỉ giữ lệnh giao dịch của mình trong duy nhất một ngày. Thậm chí, họ sẽ không quan tâm đến lời lỗ, một khi đã vào lệnh thì nhất định sẽ thoát đúng giao dịch này trong ngày hôm đó. Tần suất giao dịch của loại Day Trader không quá cực đoan như Scalper. Thế nhưng, nó đòi hỏi người giao dịch phải tham gia giao dịch từ lúc thị trường mới hoạt động, trước khi thị trường đóng cửa.
- Swing Trader: Trader là phong cách khá thịnh hành, vô cùng phổ biến trên thị trường hiện nay. Bởi, loại Trader này kết hợp nhiều kỹ thuật phân tích ra vào lệnh hiệu quả, khó thất bại. Ngoài ra, Swing Trader được nhiều người lựa chọn theo đuổi bởi vì ưu điểm của nó là vừa có thể giao dịch Forex vừa có thể làm những công việc khác.
- Position Trader: Loại Trader Position sở hữu được thế mạnh lớn nhất trong tất cả các loại Trader. Mỗi khi Trader này đã vào lệnh thì thời gian giữ lệnh của họ sẽ rất lâu dài, có thể được tính bằng năm. Người theo loại Position Trader là những người có sự tinh thông và hiểu biết trường tồn đối với thị trường Forex.
- Insider Trader: Trader này được mệnh danh là người nguy hiểm nhất và có nắm được tất cả các thông tin giữa thời đại bùng nổ 4.0 hiện nay. Cụ thể, các Insider Trader sẽ biết được các thông tin tuyệt mật trước khi nó được công bố trên thị trường.
Những cơ hội và thách thức của Trader là gì?
Trader không hẳn là một nghề nghiệp, hiểu chính xác hơn đây gần giống như công việc tay trái. Tuy nhiên, nó vẫn có những cơ hội và thách thức riêng dựa vào cách bạn đầu tư và lên chiến lược.
Về cơ hội
Hầu hết các Trader đều chủ yếu tập trung từ độ tuổi 35 trở xuống, là Trader trẻ tuổi. Cho nên họ sẽ biết nắm bắt nhanh với công nghệ thông tin, tin tức thị trường, nên sở hữu nhiều cơ hội lớn như:
- Trader là công việc tự do, hoàn toàn không bị chi phối hay phụ thuộc bởi bất cứ thời gian, không gian làm việc nào.
- Công việc của một Trader hết sức đa dạng, do vậy, nếu am hiểu kiến thức tài chính sâu sắc, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm.
- Bạn được tiếp cận với nguồn kiến thức tài chính đầy hữu ích.
- Cơ hội được thu về một khoản lợi nhuận cao nếu đầu tư đúng đắn, chiến lược bài bản.
- Bạn được rèn luyện tính cách, trí óc linh hoạt, nhạy bén, nắm bắt tốt những thay đổi trong môi trường xung quanh.
Về thách thức
Mặc dù vậy, các Trader cũng có thể sẽ gặp phải không ít những thách thức, khó khăn và cám dỗ. Nhất là khi Trader có lòng tham chi phối, những quyết định của họ trong giao dịch đôi khi sẽ không sáng suốt. Chỉ cần một nước đi sai lầm cũng sẽ khiến Trader bị tán gia bại sản.
- Muốn kiếm tiền từ nghề Trader, đòi hỏi bạn phải có nhiều kiến thức, họ hỏi nhiều kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm dồi dào.
- Thị trường tài chính đầy cạm bẫy, nhiều biến động và tiềm ẩn không ít rủi ro khó lường trước được.
- Bạn khi trở thành Trader sẽ phải dành nhiều thời gian phân tích mới có được giao dịch hiệu quả, thành công.
Để trở thành một Trader chuyên nghiệp phải làm sao?
Để trở thành một Trader chuyên nghiệp, bạn cần phải đi trên một hành trình dài, trải qua một quá trình rèn luyện và chiến thắng bản thân với những yếu tố nhất định:
- Bạn cần có được người cố vấn phù hợp với phong cách giao dịch của mình.
- Bạn phải có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược cụ thể trước khi tham gia Trade.
- Bạn nên rèn luyện tính cách kiên trì, kỷ luật và kiểm soát cảm xúc thật tốt.
- Bạn cần có kỹ năng quản lý tài chính, tiền bạc cũng như rủi ro hiệu quả.
- Bạn buộc phải trang bị cho mình những kiến thức về tài chính vững vàng nhất, một hệ thống mạnh nhất.
- Bạn cần giữ cho mình một tinh thần tỉnh táo, điềm tĩnh và thận trọng trong mọi quyết định, tránh việc tham lam mà hấp tấp.
Một Trader chuyên nghiệp luôn biết rằng rủi ro, thất bại là những vấn đề có thể xảy đến trong tương lai. Do đó, họ luôn sẵn sàng đón nhận nó, song họ cũng biết cách tận dụng cơ hội của mình.
Kết luận
Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu thêm về khái niệm Trader là gì cũng như các cách để trở thành một Trader chuyên nghiệp.
Hy vọng rằng, những thông tin này là hữu ích và tiếp bước cho bạn vững vàng hơn trên con đường đầu tư chuyên nghiệp, thành công.