Hiểu được ý nghĩa của Stop Loss là gì sẽ giúp cho các nhà đầu tư có nhiều cơ hội giao dịch thành công và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất.
Trên thực tế, quản trị rủi là một trong những yếu tố cần phải chú ý khi đầu tư Forex vào bất cứ sàn giao dịch nào.
Trong một số trường hợp, Trader thường không thoát lệnh giao dịch thua lỗ vì họ tự tin rằng thị trường sẽ dịch chuyển theo hướng mà họ đang hy vọng.
Tuy nhiên đây là một sai lầm cơ bản và có thể họ sẽ phải “trả giá” cho vấn đề thiếu kinh nghiệm này. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Stop Loss là gì cũng như cách đặt hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu khái niệm Stop Loss là gì?
Stop Loss (hay được viết tắt SL) là lệnh dừng lỗ tự động, được hiểu là loại lệnh dùng để ngăn chặn thua lỗ vượt mức cho phép theo như tính toán của các nhà đầu tư.
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp luôn đề cao sự cần thiết đối với việc đặt lệnh Stop Loss để tìm ra cách hạn chế tối đa rủi ro trong khi diễn ra giao dịch.
Nếu như những nhà đầu tư không hiểu đúng tính chất của việc đặt lệnh Stop Loss thì sẽ có thể dẫn đến những điểm sai lệch trong việc xử lý giao dịch, đặc biệt trong trường hợp mà thị trường đang có xu hướng di chuyển ngược lại hướng vào lệnh.
Chẳng hạn, nhà đầu tư quyết định bạn bán cặp tiền tệ USD/EUR tại mức giá là 1.256 và dự định đặt lệnh Stop Loss cách điểm đặt lệnh khoảng 70 pip tại 1.263 pip.
Lúc này, nếu giá quay đầu tăng đến điểm đặt lệnh cắt lỗ 1.263 thì lệnh của nhà đầu tư sẽ tự động đóng ngay lập tức để hạn chế thua lỗ.
Ý nghĩa của đặt lệnh Stop Loss là gì?
Như chúng tôi đã đề cập, việc đặt lệnh Stop Loss có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Một nhà đầu tư Forex giỏi và chuyên nghiệp sẽ không bao giờ bỏ qua Stop Loss trong mỗi giao dịch của mình. Ý nghĩa của việc đặt lệnh cắt lỗ cụ thể như sau:
- Giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch khi thị trường đi ngược lại xu hướng mà nhà đầu tư phán đoán, hạn chế vấn đề cháy tài khoản
- Hạn chế yếu tố tâm lý khi giao dịch. Trong một số trường hợp thực hiện giao dịch, giá có thể đi ngược lại xu hướng mà Trader dự đoán nhưng Trader có tâm thế kỳ vọng giá sẽ lên lại để gỡ gạc thua lỗ. Nhưng thực tế thì giá hoàn toàn có khả năng đi xuống sẽ khiến Trader thua lỗ nhiều hơn. Việc đặt lệnh Stop Loss sẽ loại bỏ được tâm lý này và tự động đóng lệnh nếu giá rơi xuống điểm đã đặt.
- Stop Loss sẽ tự động đóng lệnh khi giá đạt đến điểm đặt trước ngay từ lúc bắt đầu giao dịch. Từ đó giúp Trader quản lý giao dịch thông minh và không phải mất thời gian, công sức theo dõi thị trường để cắt lỗ.
Cách tính đặt lệnh Stop Loss trên thị trường Forex
Bên cạnh hiểu được khái niệm Stop Loss là gì, nhà đầu tư cũng phải biết cách tính đặt lệnh Stop Loss trên thị trường như thế nào để giao dịch hiệu quả nhất.
Cụ thể, để có thể tính được Stop Loss thì nhà đầu tư có thể tận dụng các công cụ chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến, mô hình giá,… để giúp tìm ra điểm chốt lời và cắt lỗ hợp lý.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể dựa vào những tin tức thị trường để cân nhắc cắt lỗ. Nếu dựa vào tổng số vốn hiện có thì các Trader có thể tính mức cắt lỗ bằng 1 – 2% tổng số vốn – đây là một cách đặt Stop Loss cơ bản nhất mà các Trader có thể thực hiện nếu chưa am hiểu về cách phân tích thị trường.
Hoặc trong một số trường hợp, Trader cũng có thể dựa vào biến động trên thị trường để đặt lệnh cắt lỗ: nếu thị trường biến động mạnh thì đặt Stop Loss kích thước lớn còn ngược lại thị trường không có nhiều biến động thì nên đặt lệnh cắt lỗ gần với điểm đặt lệnh. Có thể xác định biến động thị trường bằng chỉ báo Bollinger Bands.
Hướng dẫn cách đặt lệnh cắt lỗ Stop Loss đúng cách
Xác định đúng vị trí đặt lệnh Stop Loss thể hiện đẳng cấp và trình độ của nhà đầu tư. Để có thể đặt mức cắt lỗ chính xác và đúng cách, Trader có thể thực hiện 5 bước sau đây:
Bước 1: Xác định vị thế giao dịch tăng hay giảm dựa trên biểu đồ
Trên biểu đồ sẽ thể hiện xu hướng giá tăng hoặc giảm để nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh mua – bán hoặc đặt Stop Loss.
Bước 2: Xác định cắt lỗ và chốt lời trên giao dịch.
Theo biểu đồ, điểm chốt lời sẽ nằm ở đường xu hướng trên của kênh giá. Và điểm cắt lỗ đặt dưới điểm đặt lệnh và dưới vùng đáy. Nếu giá giảm thấp hơn đáy này chứng tỏ kênh giá đã bị phá vỡ, như vậy có thể hiểu là quá trình xác định xu hướng trên không còn giá trị.
Bước 3: Xác định tỷ lệ R:R
Tỷ lệ R:R là tỷ lệ lời – lỗ trong mỗi chiến lược của giao dịch. Nhà đầu tư có thể cân nhắc xem việc đặt lệnh Stop Loss đó có thể mang đến lợi nhuận như thế nào, thua lỗ bao nhiêu.
Ví dụ như nếu thực hiện giao dịch với 20,000 USD thì mỗi lệnh giao dịch nếu có rủi ro thì mức chấp nhận được là 1%, tức 200 USD. Nếu mua cặp tiền EUR/USD với mức điểm cắt lỗ là 100 pip thì khối lượng giao dịch là 0.2 lot.
Bước 4: Tiến hành đặt lệnh cắt lỗ
Theo các tính toán như trên thì các Trader có thể áp dụng vào ví dụ cặp tiền trên với lệnh mua 0.2 lot là hợp lý. Song, ở từng trường hợp cụ thể thì nhà đầu tư có thể cân nhắc cách đặt lệnh khác nhau.
Những sai lầm về Stop Loss mà các nhà đầu tư cần tránh
Trên thực tế, dù Stop Loss là công cụ hiệu quả có thể giúp các nhà đầu tư có thể tránh được rủi ro khi giao dịch nhưng nhà đầu tư vẫn phải tỉnh táo và hạn chế những sai lầm trong quá trình này. Cụ thể như sau:
Không đặt lệnh cắt lỗ Stop Loss
Không đặt lệnh Stop Loss trong giao dịch thường xảy ra vì nhà đầu tư không quan tâm đến vấn đề này nên đã không đặt, họ nghĩ rằng thị trường có thể tự quét và nếu thực sự xảy ra thua lỗ thì có thể tiến hành kết thúc giao dịch bằng cách thủ công.
Hoặc trường hợp khác là nhà đầu tư quá tự tin với dự đoán của bản thân và có thể tự cắt lỗ trong bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên đã là rủi ro thì các nhà đầu tư phải hiểu rằng nó mang tính bất ngờ và khó có thể lường trước được.
Đặt lệnh cắt lỗ Stop Loss quá gần
Đặt điểm Stop Loss gần sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro, tuy nhiên tình trạng dính Stop Loss quá gần cũng vì thế mà xảy ra thường xuyên hơn.
Nhiều trường hợp giá vừa đóng do Stop Loss lại chuyển hướng ngược lại ngay sau đó do thị trường biến động và làm nhà đầu tư mất một khoảng lợi nhuận đáng kể.
Đặt lệnh cắt lỗ Stop Loss quá xa
Ngược lại với trường hợp đầu tiên khi nhà đầu tư lại đặt cắt lỗ quá xa. Trường hợp này sẽ làm nhà đầu tư không mất đi những khoản tiền lời nhiều như trường hợp trên nhưng nếu thị trường không chuyển hướng hoặc có vấn đề nào đó phát sinh thì rất dễ làm nhà đầu tư bị một khoản lỗ nặng.
Để hiểu thêm về Stop Loss là gì hãy xem thêm video dưới đây nhé!
Trên đây là một số thông tin về Stop Loss là gì, hy vọng sẽ giúp các Trader hiểu rõ về khái niệm này cũng như cách đặt lệnh Stop Loss sao cho hiệu quả nhất. Chúc mọi người sẽ có quá trình giao dịch hiệu quả và thành công!