Sàn ôm lệnh thường có nguy cơ rủi ro cao hơn so với sàn đẩy lệnh. Vậy sàn XTB có ôm lệnh không? Lệnh giao dịch của trader được thực hiện như thế nào?
Có đến hàng trăm sàn forex đang hoạt động trên thị trường ngoại hối. Nếu phân loại, cũng có nhiều hình thức để thống kê. Trong đó, trader có thể xếp các Broker thành sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh.
Vậy sàn XTB có ôm lệnh không? Lệnh giao dịch khi được trader thiết lập trên nền tảng xStation sẽ được thực thi như thế nào? Các thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích cho những nhà đầu tư mới đang quan tâm đến sàn giao dịch uy tín này.
Sàn ôm lệnh – Sàn đẩy lệnh
Trước khi tìm hiểu sàn XTB có ôm lệnh không, bạn cần hiểu rõ các thuật ngữ ôm lệnh – đẩy lệnh (chuyển lệnh). Các dữ liệu này sẽ giúp nhà đầu tư có được cái nhìn đúng nhất về bản chất của các giao dịch.
Sàn ôm lệnh là gì?
Sàn ôm lệnh còn được gọi là Market Maker hoặc Dealing Desk Broker hoặc Nhà tạo lập thị trường. Các sàn forex này có đặc điểm là sẽ thiết lập các giao dịch ngược với giao dịch khách hàng.
Có nghĩa là, nếu trader thực hiện lệnh bán, họ sẽ lập lệnh mua và ngược lại. Mức giá mua và bán cũng do họ tự thiết lập nên. Lệnh của trader sẽ do chính sàn thâu tóm (vì vậy dễ dẫn đến tình trạng thao túng). Lệnh không được đưa ra ở ngoài thị trường thực.
Với sàn ôm lệnh, tính thanh khoản sẽ cao hơn. Lệnh sẽ được thực thi ngay mà không cần chờ đợi khớp lệnh. Các sàn này cũng thường có spread, hoa hồng thấp, đôi khi còn miễn phí qua đêm. Đồng thời, biến động giá cũng thấp nên các rủi ro thua lỗ cũng được hạn chế.
Sàn đẩy lệnh là gì?
Ngược lại với sàn ôm lệnh, sàn đẩy lệnh có cách thức hoạt động khác hẳn. Khi trader thiết lập lệnh, lệnh sẽ được đẩy đi. Lúc này, sàn forex đóng vai trò là một nhà môi giới đúng nghĩa. Lệnh được đẩy ra ngoài thị trường và sẽ khớp lệnh với các nhà cung cấp thanh khoản.
Tại sàn đẩy lệnh, lệnh được chuyển đi và trader sẽ hoàn toàn an tâm về mọi rủi ro. Nhà môi giới sẽ không can thiệp, thao túng hay nắm giữ lệnh giao dịch của nhà đầu tư. Chính vì vậy, họ chỉ kiếm lợi nhuận dựa trên spread và hoa hồng mà thôi.
Rủi ro khi giao dịch với sàn ôm lệnh
Rất nhiều trader quan tâm sàn XTB có ôm lệnh không, vì có một thực trạng là giao dịch với các sàn ôm lệnh có khá nhiều rủi ro.
Tất nhiên, rủi ro khi đầu tư là điều khó tránh khỏi. Dù tham gia bất cứ sàn giao dịch nào, bạn cũng đều sẽ gặp rủi ro. Rủi ro đến từ sản phẩm, đến từ thị trường, đến từ chính tâm lý hay kế hoạch giao dịch của chúng ta.
Tuy nhiên, phàm là những sàn ôm lệnh, bạn cũng tự hiểu họ không để bản thân họ chịu thiệt. Họ sẽ có những lúc thao túng giá cả, để biến các lệnh của bạn thành nguồn thu cho họ.
Do đó, tham gia sàn ôm lệnh, thường là các nhà đầu tư có vốn lớn. Họ cũng thường thực hiện giao dịch dài hạn. Các nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn thì nên ưu tiên chọn một sàn chuyển lệnh sẽ tối ưu hơn nhiều.
Trên thực tế, các sàn forex hiện nay có thể vừa ôm lệnh và chuyển lệnh. Và 2 loại sàn này cũng tồn tại song song nhau. Sàn ôm lệnh có thể chuyển các mã sản phẩm dư sang sàng chuyển lệnh. Còn sàn chuyển lệnh thì chuyển các giao dịch của trader sang sàn ôm lệnh để thực thi.
Sàn XTB có ôm lệnh không?
Đây không phải là một câu hỏi khó giải đáp. Với rất nhiều nhà đầu tư, có thể họ sẽ cho rằng XTB là một sàn đẩy lệnh. Vì sàn hoạt động dưới hình thức là một sàn ECN.
ECN – Electronic Communication Network. Từ này dùng để chỉ các mạng truyền thông điện tử. Đây là một trong những kiểu sàn môi giới ngoại hối phổ biến trên thị trường.
Các sàn giao dịch ECN sau khi nhận được lệnh của nhà đầu tư sẽ tiến hành đẩy lệnh đi. Nói đúng hơn, nó đóng vai trò như một mạng lưới để kết nối các lệnh của khách hàng. Các lệnh này sẽ tương tác lẫn nhau và tìm kiếm sự khớp lệnh trên mạng lưới đó.
ECN chính là một mạng chung của tất cả các đối tượng trong thị trường forex. Từ ngân hàng, đến các sàn ôm lệnh – nhà cái, các trader nhỏ lẻ. Hệ thống ECN sẽ đưa ra giá bid/ask tốt nhất. Trader nào muốn giao dịch tại mức giá đó thì sẽ tiến hành kết nối với nhau. Và mức giá này thường sẽ do một nhà cung cấp thanh khoản trong hệ thống đưa ra.
Mặc dù vậy, đây chưa hẳn là bản chất thực của sàn XTB. Ngoài là một sàn ECN, XTB còn là một nhà cung cấp thanh khoản. Do đó, XTB đồng thời là sàn ôm lệnh và cũng đồng thời là sàn đẩy lệnh. Đây là một đặc điểm khá thú vị mà không nhiều nhà đầu tư biết được về nhà môi giới này.
Lệnh giao dịch được XTB xử lý như thế nào?
Quy trình về giao dịch tại bất cứ sàn forex nào về cơ bản cũng sẽ giống nhau. Tức là bạn mở tài khoản, sau đó nộp tiền, sau đó chọn sản phẩm, chọn thời điểm và tiến hành đặt lệnh. Tuy nhiên, vì tính chất sàn môi giới là khác nhau. Do đó ở mỗi sàn, cách xử lý giao dịch cũng sẽ không giống nhau.
Hiểu được sàn XTB có ôm lệnh không, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm cách thức mà sàn xử lý giao dịch của trader.
XTB không chỉ đơn thuần là một sàn ECN. Bản chất của nhà môi giới này cũng là một nhà cung cấp thanh khoản. Tức là sản có thể ngay lập tức đáp ứng các điều kiện giao dịch của nhà đầu tư.
Mỗi giao dịch khi được thực thi trên sàn thường có 2 xu hướng:
Đẩy lệnh
Thứ nhất, XTB sẽ đẩy lệnh với trường hợp lệnh được thực thi là của các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Với những trường hợp này, tỷ lệ trade thắng của trader rất cao. Do đó, nếu ôm lệnh này, XTB có thể phải chi trả một khoản không nhỏ. Lệnh được đẩy đi cũng đa phần có khối lượng lớn. Khi đẩy ra thị trường thực sẽ góp phần không nhỏ trong điều chỉnh giá cả.
Ôm lệnh
XTB sẽ ôm lệnh với trường hợp lệnh là của các nhà đầu tư mới. Những nhà đầu tư này chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó tỷ lệ thua lỗ cũng sẽ cao hơn. Ôm các lệnh này, XTB sẽ có ít rủi ro hơn. Bạn biết đấy, chẳng có sàn ôm lệnh nào lại đưa chính mình vào nguy cơ rủi ro cả. Thay vì đẩy lệnh ra thị trường cho những nhà cái khác kiếm lợi nhuận, tại sao XTB lại không tận dụng cơ hội này?
Và tất nhiên, điều này có lợi cả cho sàn XTB lẫn nhà đầu tư. Lệnh của bạn được thực thi nhanh, mức độ an toàn vẫn được đảm bảo. Trader cũng không cần lo ngại về bất cứ vấn đề gì trong quá trình giao dịch. Mọi thứ tại XTB đều diễn ra công khai và minh bạch theo đúng chính sách của sàn cũng như chính sách từ những cơ quan quản lý hàng đầu như FSA, FAC, CySEC…
Một số sàn giao dịch forex ôm lệnh nổi tiếng
Vấn đề sàn XTB có ôm lệnh không đã được giải quyết. Để giúp các bạn có thêm các kiến thức hữu ích về sàn ôm lệnh, chúng tôi giới thiệu dưới đây một số thương hiệu nổi tiếng nhất trong loại hình này.
Về cơ bản, hầu hết các sàn forex đang hoạt động đều là sàn đẩy lệnh. Tức là, sàn môi giới sẽ đóng vai trò kết nối với nhà cung cấp thanh khoản. Tuy nhiên, như đã nói, mô hình ôm lệnh và đẩy lệnh có thể cùng tồn tại ở một nhà môi giới. Họ sẽ cung cấp cho trader các loại tài khoản khác nhau. Mỗi tài khoản sẽ tương ứng với một hình thức giao dịch cụ thể và trader hoàn toàn có thể tự chọn được.
Sàn ôm lệnh có thể được gọi là những nhà tạo lập thị trường theo một nghĩa nào đó. Nếu bạn muốn tham gia vào mô hình này, có thể tham khảo 1 số thương hiệu dưới đây:
JPMorgan
Đây là một sàn forex – công ty tài chính khá uy tín ở Mỹ. Thương hiệu này hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tổng tài sản lên đến 2,509 tỷ USD.
Là một thương hiệu lớn, JPMorgan có thể dễ dàng điều chỉnh giá ngoại hối theo mong muốn của mình. Nhà môi giới này cung cấp thanh khoản với % rất lớn cho thị trường forex. Do đó, cũng có khá nhiều phốt về vấn đề thao túng giá ngoại hối.
UBS
Đây cũng là một trong những sàn forex ôm lệnh có quy mô khá lớn trên toàn cầu. Trụ sở của Broker này đóng tại Thụy Sĩ và là một thương hiệu khá uy tín tại châu Âu. UBS liên kết với rất nhiều sàn forex trên toàn cầu để cung cấp thanh khoản thị trường. Và cũng không ngoại lệ, đã có rất nhiều thông tin truyền thông cho biết sàn forex này không chỉ thao túng giá thị trường mà có có nhiều trường hợp lừa đảo khách hàng.
Deutsche Bank
Đây là ngân hàng tư nhân khá lớn tại Đức, không chỉ là một sàn ôm lệnh mà còn liên kết với nhiều sàn forex để cung cấp thanh khoản. Tính đến 2020, nhà môi giới này đã chiếm đến 19.3% thị phần ngoại hối. Có đến 8.650 công ty môi giới forex chọn đơn vị này để tham gia. Nhà cung cấp này mang đến cho thị trường khối lượng giao dịch lớn, tính thanh khoản tốt, nhanh chóng.
Kết luận
Các sàn forex ôm lệnh còn được trader gọi là nhà cái. Nguy cơ thao túng giá là điều có thật. Với 3 thương hiệu trên, trader cũng có thể trực tiếp tham gia, tuy nhiên phải là trader chuyên nghiệp có khối lượng giao dịch lớn, vị thế cao.
Ngược lại, nếu là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, bạn sẽ có nguy cơ bị họ “nuốt chửng”. Thua lỗ cuối cùng sẽ là bạn vì chính sách thao túng giá của bạn. Nền tảng giao dịch cũng rất phức tạp và sẽ khó tiếp nhận với hầu hết trader Việt.
Còn với vấn đề sàn XTB có ôm lệnh không, chúng ta cũng đã tìm hiểu rất chi tiết. Vừa là nhà cung cấp thanh khoản lại vừa là sàn giao dịch ECN, XTB mang lại rất nhiều cơ hội giao dịch lý tưởng cho nhà đầu tư. Chọn thương hiệu này, bạn sẽ không cần phải lo lắng điều gì. An tâm trên mọi giao dịch, thuận tiện trong việc triển khai mọi kế hoạch và đầy cơ hội để kiếm tiền từ ngoại hối.