Oscillators là gì? Đây là thuật ngữ nhắc đến nhóm các chỉ báo dao động. Trong đó, Momentum, Stochastic, RSI, MACD, Awesome Oscillators… là những chỉ báo phổ biến, được Trader sử dụng nhiều nhất.
Chỉ báo dao động là một thuật ngữ quen thuộc đối với các Trader trong giao dịch Forex. Đây là một nhóm công cụ thể hiện sự chuyển động không theo xu hướng của thị trường hoặc khi thị trường Sideway. Vậy cụ thể, chỉ báo Oscillators là gì, có những đặc điểm nhận biết nào? Trader nên sử dụng chỉ báo nào trong nhóm này để mang lại hiệu quả giao dịch cao nhất? Cùng hoifx.com tìm hiểu thêm kiến thức liên quan đến Oscillator trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm Oscillators
Oscillator là tên gọi khác của nhóm chỉ báo dao động giá trị, chúng luôn biến động theo từng thời điểm chứ không cố định ở một giá trị nhất định. Trong giao dịch, Oscillator được dùng để biểu thị cho một thị trường không xu hướng nhất định, thị trường Sideway, quá mua hoặc quá bán.
Trên thực tế, nhóm Oscillator có rất nhiều chỉ báo đơn lẻ khác nhau, mang nhiều đặc điểm và ý nghĩa riêng. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ tổng hợp những Oscillator phổ biến nhất, được đông đảo các Trader yêu thích sử dụng như: Momentum, Stochastic, RSI, MACD và Awesome Oscillators – AO.
Đặc điểm nhận biết chỉ báo Oscillators là gì?
Oscillator trong thị trường không có xu hướng rõ ràng
Để nghiên cứu thị trường trong một giai đoạn không đi theo xu hướng rõ ràng nào, Oscillator sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất giúp Trader làm được điều đó. Dựa vào Oscillator, nhà giao dịch có thể nhận biết thời điểm lúc nào thị trường đang quá mua hoặc quá bán. Từ đó, giúp Trader đưa ra những quyết định đầu tư kịp thời và chính xác nhất, hạn chế thấp những rủi ro trong giao dịch.
Oscillator trong thị trường Sideway
Chỉ báo dao động hoàn toàn thích hợp trong nghiên cứu, phân tích thị trường nằm ngang – Sideway. Trong thị trường này, biểu đồ giá đang đi ngang, không tăng hoặc giảm giá rõ ràng. Lúc này, Oscillator sẽ phát công dụng, giúp Trader nhìn nhận và dự đoán chính xác hơn về hướng đi sắp tới của thị trường.
Oscillator với thị trường quá mua hoặc quá bán
Oscillators trong phân tích kỹ thuật còn giúp Trader nhận biết thị trường có đang trong trạng thái quá mua hoặc quá bán hay không. Khi Oscillator dao động về trạng thái tài sản nào nhiều hơn, thì đồng nghĩa với trạng thái quá mua. Ngược lại, nếu nó dao động về hướng tài sản có giá trị thấp hơn, đồng nghĩa tài sản này đang ở trạng thái quá bán.
Top 5 chỉ báo Oscillator nên dùng khi trade
Chỉ báo Momentum
Momentum hay còn gọi là chỉ báo động lượng, đây là chỉ báo dao động dùng để biểu thị tài sản đang có giá tăng giá hay giảm giá, giúp Trader dự đoán giá có thể điều chỉnh theo quỹ đạo được hay không.
Công thức tính chỉ báo Oscillator Momentum như sau:
Momentum = Giá trị hiện tại trừ đi giá trị trước đó.
Kết quả cho ra là dương thì tín hiệu Oscillator biểu thị động lượng dương và ngược lại.
Stochastic
Stochastic Oscillator được sử dụng như một công cụ đo lường dùng để so sánh giá trị của loại tài sản giao dịch tại một khu vực và trong một khung thời gian cụ thể. Oscillator Stochastic được biểu diễn thông qua ký hiệu % K và được tính bằng công thức như sau:
% K = (Mức giá phiên đóng cửa trừ đi khu vực thấp) chia cho (khu vực cao trừ đi khu vực thấp) nhân lại cho 100.
RSI
RSI có tên gọi đầy đủ là Relative Strength Index, đây là chỉ số sức mạnh tương đối có vai trò phân tích các mức tăng giá / giảm giá. Đồng thời, giúp Trader so sánh giá trị để nhận biết tiềm năng các loại tài sản này có mức giá hợp lý trong thời gian tới hay không. RSI được biểu thị từ mức 0 cho đến 100, tại các điểm đáy và đỉnh của đồ thị giá để miêu tả trạng thái quá mua hoặc quá bán của thị trường.
Trader có thể áp dụng công thức tính RSI như sau:
RSI = 100 – 100 chia (1 cộng RS)
Trong đó:
RS: Trung bình số phiên giao dịch tăng giá chia cho số phiên giao dịch giảm giá giảm.
MACD
MACD Oscillators hay còn gọi là chỉ báo phân kỳ hoặc hội tụ trung bình dao động. Chỉ báo này giúp xác định khoảng cách giữa các đường trung bình, từ đó nhận biết hướng, động lường và cường độ để điều chỉnh giá phù hợp. Hay nói đơn giản, MACD trong giao dịch giúp dự báo điểm ra / điểm vào lệnh phù hợp, biểu thị xu hướng mua / bán, giao dịch đang tăng / giảm ở những đường xu hướng…
Awesome Oscillators
Awesome Oscillators là gì? Chỉ báo này thường được gọi tắt là AO, nó di chuyển quanh trục 0 và thực hiện nhiệm vụ chính là xác định xu hướng của thị trường. Bản chất của chỉ báo AO chính là hiệu số giữa 2 giá trị trung bình, cụ thể:
AO = SMA5 – SMA34
Trong đó:
- Nếu AO nằm trên trục 0, có nghĩa SMA chậm và thị trường đang trong xu hướng tăng giá
- Nếu AO nằm dưới trục 0, có nghĩa SMA nhanh và thị trường đang trong xu hướng giảm giá.
Tóm lại, bài viết trên đã làm rõ Oscillators là gì đặc điểm nhận biết các chỉ báo và top các Oscillators phổ biến nhất hiện nay. Trên thực tế, các chỉ báo trong nhóm Oscillators là những công cụ hỗ trợ được dụng nhiều nhất và có vai trò quan trọng xác định xu hướng thị trường trong giao dịch.
Mỗi Oscillators trong nhóm sẽ có một ý nghĩa và chiến lược áp dụng riêng. Để giao dịch cách hiệu quả nhất, Trader cần hiểu bản chất các chỉ báo và cách kết hợp các công cụ chỉ báo với nhau. hoifx.com chúc Trader giao dịch thành công với các Indicator Oscillators!