Trong giao dịch, khi bắt gặp các đường nối đỉnh phía trên và các đường nối đáy phía dưới đồ thị nằm tụ lại ở một phần đỉnh trông giống như tam giác, đó chính là Triangle Pattern.
Để trade thành công đòi hỏi nhà đầu tư cần phải nhận biết chính xác các phân loại mô hình tam giác trong Forex, để từ đó có định hướng chiến lược và cách giao dịch riêng phù hợp với từng mô hình.
Định nghĩa mô hình tam giác – Triangle Pattern
Trong chứng khoán, mô hình tam giác được định nghĩa từ sự giao nhau giữa hai đường xu hướng. Trong đó, một đường đi theo xu hướng dốc xuống, đường còn lại phải đi theo hướng ngược dốc lên hoặc đường đi ngang.
Khi hai đường này phải gặp nhau ở một điểm hội tụ, lúc bấy giờ sẽ tạo ra một mô hình trông giống như tam giác, hay còn gọi là Triangle Pattern. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy một xu hướng hiện tại sắp kết thúc, là thời điểm để Trader đưa ra quyết định đặt vị thế liên quan đến lợi nhuận hoặc thua lỗ của một phiên giao dịch.
Lưu ý rằng, mô hình tam giác không tạo ra dấu hiệu nhận biết cho biết xu hướng thị trường tiếp theo. Vì thế, khi nhà giao dịch đang đứng ở điểm kết thúc xu hướng cũ không nên vội vàng ở xu hướng mới mà cần phải tiếp tục đợi giá breakout ra khỏi mô hình và tạo ra những tín hiệu mới rõ ràng hơn.
Không quá khó để nhận biết mô hình tam giác, Trader có thể dễ dàng giao dịch với Triangle Pattern qua các tín hiệu:
- Mô hình tam giác cần có ít nhất 4 điểm ở đỉnh trên và đáy dưới
- Đỉnh phía sau phải thấp hơn đỉnh phía trước
- Đáy phía sau phải thấp hơn đáy phía trước
- Đặc biệt, hai cạnh của tam giác phải gặp nhau ở 1 điểm nối hội tụ.
Phân loại và cách giao dịch các mô hình tam giác trong Forex
Nếu là một Newbie, sẽ rất khó để bạn hình dung ra mô hình nến tam giác trên đồ thị giá, nó có hình dạng tương tự như một cái nêm hoặc đôi khi giống như hình cờ đuôi nheo. Vì thế, để Trader áp dụng thuần thục, ít nhầm lẫn với mô hình khác, dưới đây là 3 phân loại điển hình của Triangle Pattern, cụ thể:
Triangle Pattern tăng
- Đặc điểm nhận biết: Gần giống với hình tam giác vuông, có đường kháng cự nằm ngang ở phía trên đồ thị giá, cạnh còn lại của tam giác là một thường thẳng có hướng đi lên với vai trò là đường hỗ trợ
- Ý nghĩa: Là dự báo cho thấy bên bán đang dần yếu thế, trong khi đó bên mua lại đang áp đảo thị trường
- Cách giao dịch:
- Vào lệnh mua nếu giá phá vỡ ngưỡng kháng cự
- Vào lệnh bán nếu giá đi ra khỏi đường hỗ trợ
- Vào lệnh cắt lỗ khi đáy nằm gần nhất đối với lệnh mua hoặc cắt lỗ tại đỉnh gần nhất đối với lệnh bán
- Vào lệnh chốt lời tại điểm có khoảng cách tới điểm breakout gần bằng với chiều cao của tam giác và đi cùng chiều với xu hướng vào lệnh.
Triangle Pattern giảm
- Đặc điểm nhận biết: Mô hình tam giác này gồm có một cạnh dưới đi qua đáy nằm ngang (đường hỗ trợ), một cạnh nằm phía trên hướng dốc xuống (đường kháng cự), hai cạnh này sẽ gặp nhau ở một điểm nối phía bên phải của mô hình
- Ý nghĩa: Là dự báo cho một thị trường thường đang trong xu hướng giảm, lúc này bên bán đang chiếm ưu thế và bên mua dần yếu đi. Đỉnh phía sau thấp hơn đỉnh phía cho thấy lực bán ngày càng tăng và chiếm ưu thế áp đảo
- Cách giao dịch:
- Vào lệnh mua khi giá breakout ra khỏi ngưỡng hỗ trợ, lệnh đặt phía trên đường kháng cự
- Vào lệnh bán khi ngưỡng kháng cự bị phá vỡ, lệnh đặt bên dưới mức hỗ trợ
- Vào lệnh cắt lỗ: Đối với lệnh bán vào lệnh tại đáy gần nhất, còn đối với lệnh mua thì vào lệnh dừng lỗ tại đỉnh gần nhất
- Vào lệnh chốt lời tại điểm có khoảng cách tới điểm breakout gần bằng chiều cao của tam giác và cùng chiều với xu hướng đặt lệnh.
Mô hình tam giác cân
- Đặc điểm nhận biết: Đây là Triangle Pattern có nhiều điểm khác biệt so với 2 mô hình tăng, giảm. Trader dễ thấy tam giác cân sẽ có một đường kháng cự có dốc đi xuống và một đường hỗ trợ có dốc đi lên, hai đường này sẽ gặp nhau tại 1 điểm phía bên phải của tam giác. Hai cạnh bên sẽ tạo với cạnh đáy 2 góc bằng nhau, vì thế mô hình này được gọi là tam giác cân
- Ý nghĩa: Trong mô hình cân, cả 2 bên mua và bán đều chờ đợi phản công, sẽ không có bên nào chiếm ưu thế hơn bên còn lại. Dễ tìm thấy mô hình cân ở giai đoạn giá duy trì quanh vùng tích lũy và thường di chuyển theo xu hướng cũ trước đó, tỷ lệ giá đảo chiều thường thấp hơn tam giác tăng, giảm
- Cách giao dịch:
- Mô hình cân được hình thành ở cuối xu hướng tăng, lúc này giá breakout khỏi vùng kháng cự và xu hướng cũ sẽ tiếp diễn đây là thời điểm thích hợp để Trader vào lệnh mua
- Mô hình cân được tạo thành trong xu hướng giảm, lúc này giá đã vượt khỏi ngưỡng hỗ trợ và sẽ tiếp tục giảm, đây là thời điểm thích hợp để vào lệnh bán
- Vào lệnh cắt lỗ ở đáy gần nhất đối với lệnh bán và gần đỉnh nhất đối với lệnh mua
- Vào lệnh chốt lời tại điểm có khoảng cách đến điểm breakout bằng với độ dài cạnh đáy của tam giác cân và cùng chiều với vị trí vào lệnh.
Bài viết trên đây hoifx đã chia sẻ đến nhà giao dịch những thông tin cơ bản về mô hình tam giác – Triangle Pattern. Hy vọng với dữ liệu trên có thể giúp Trader nhận biết và giao dịch đúng cách với từng phân loại tam giác.