Mô hình nến Marubozu là một trong những mẫu mô hình nến Nhật cho các tín hiệu dự báo thị trường khá chính xác, tìm hiểu các nhận diện và giao dịch với Marubozu.
Trong giao dịch forex là mô hình nến Nhật luôn được trader yêu thích. Nguyên nhân vì chúng khá trực quan, dễ nhận biết và cho các dấu hiệu thị trường chính xác.
Hôm nay, Hoifx.com sẽ giúp bạn hiểu được mô hình nến Marubozu. Đây là một trong những mẫu mô hình nến Nhật rất điển hình và phổ biến.
Mô hình nến Marubozu là gì?
Marubozu trong tiếng Nhật có nghĩa là Trọc. Do đó, tên gọi của nến Nhật Marubozu cũng chính là ý nghĩa này.
Mô hình nến Marubozu gồm tập hợp những cây nến “trọc”. Đó là những cây nến không có bóng nến. Trong đó, mức giá cao nhất và thấp nhất sẽ trùng với mức giá mở cửa và đóng cửa trong phiên thị trường.
Ngoài ý nghĩa tên gọi về hình dáng, thì nến Marubozu cũng còn được gọi là nến cường lực. Nguyên nhân vì tính chất của loại nến này. Nó cho thấy được sức mạnh áp đảo về một phía của bên bán hoặc bên mua trong phiên giao dịch mà nó thể hiện.
Có nghĩa là mô hình nến này thường xuất hiện trong một giai đoạn tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Nó là báo hiệu cho xu hướng giá hiện tại sẽ tiếp diễn trong một khoản thời gian nữa.
Thỉnh thoảng, nó cũng xuất hiện ở cuối giai đoạn mua hoặc bán. Lúc đó, nó cho thấy tín hiệu về một xu hướng mới của thị trường.
Ngoài forex, thì nến Marubozu thường được trader sử dụng để phân tích thị trường tiền điện tử, hàng hóa hay chứng khoán.
Mô hình này xuất hiện khá thường xuyên và là một trong những mẫu mô hình được ưa chuộng của trader toàn thế giới.
Làm thế nào để nhận diện được nến Marubozu
Để có thể giao dịch hiệu quả với mô hình nến Marubozu, trước tiên bạn cần phải nhận diện được chúng. Về cơ bản, thì kể cả những trader mới cũng có thể dễ dàng nhận diện được nó. Vì nó khá trực quan và đơn giản với những đặc điểm cơ bản sau:
- Là một dạng nến đơn, không có bóng nến.
- Thân nến thường có độ dài lớn, lớn hơn 5 cây nến xuất hiện trước nó.
- Không có râu nến. Thỉnh thoảng có thể có nhưng sẽ rất ngắn so với chiều dài thân nến.
- Nến Marubozu trong phiên tăng sẽ có giá cao nhất bằng giá đóng cửa. Mức giá thấp nhất sẽ bằng giá mở cửa.
- Nến Marubozu trong phiên giảm sẽ có giá cao nhất bằng giá mở cửa còn giá thấp nhất thì bằng giá đóng cửa. (Ngược với phiên tăng).
Ý nghĩa mà nến Marubozu mang lại
Từ định nghĩa của mô hình nến Marubozu, chúng ta có thể thấy được ý nghĩa rõ nét nhất của loại nến này chính là dự báo về sự tiếp diễn của xu hướng hiện tại. Tất nhiên, tùy thuộc vào nến tăng hay nến giảm mà ý nghĩa cũng sẽ không giống nhau.
Cụ thể 2 ý nghĩa cơ bản của nến Marubozu:
- Nến tăng (Bullish Marubozu): Cho thấy lực mua đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường. Trong giai đoạn đến, bên mua vẫn sẽ chiếm ưu thế và thị trường vẫn tiếp diễn theo xu hướng tăng. Còn trong trường hợp nếu nến Marubozu xuất hiện trong giai đoạn phân phối thì sẽ dự báo thị trường đang có dấu hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm.
- Nến giảm (Bearish Marubozu): Ngược lại với xu hướng tăng, mô hình này cho thất bên bán đang chiếm ưu thế hoàn toàn. Nó đang lấn át toàn bộ bên mua và thị trường đang tiếp tục diễn biến theo xu hướng giảm. Còn trong trường hợp cây nến xuất hiện ở cuối giai đoạn tích lũy thì sẽ dự báo thị trường có dấu hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng.
Những mô hình nến Marubozu thường gặp nhất
Ngoài mẫu hình cơ bản cho thấy dấu hiệu thị trường tăng hoặc giảm cùng xu hướng, nến Marubozu vẫn có rất nhiều biến thể khác.
Chính vì vậy, khi phân tích thị trường với nến Marubozu, nhà đầu tư cũng cần phải nắm vững các biến thể này để có được sự nhận định chính xác nhất. Từ đó, gia tăng cơ hội thành công trong quá trình giao dịch của mình.
Một số mô hình nến Marubozu phổ biến khác là:
- Nến Marubozu tăng không có bóng dưới, có bóng trên: Dấu hiệu cho thấy ngay từ giai đoạn mở cửa phiên giao dịch thì bên mua đã chiếm được ưu thế. Về cuối phiên, bên bán vẫn cố gắng đẩy giá xuống nhưng không đáng kể, bên mua vẫn chiếm ưu thế.
- Nến Marubozu tăng không có bóng trên, có bóng dưới: Ở đầu đến giữa phiên, bên bán cố đẩy giá xuống nhưng lực mua mạnh nên giá vẫn đi lên và tiếp diễn đến cuối phiên. Mô hình này cho thấy phe mua đang áp đảo và giữ vững trong các phiên tới.
- Nến Marubozu giảm có bóng trên: Khi phiên mở cửa, bên mua đẩy giá cao lên, tuy nhiên khi giá lên thì bên bán chiếm ưu thế và bên bán duy trì thế áp đảo đến hết phiên.
- Nến Marubozu giảm có bóng dưới: Ngược lại, ở cuối phiên phe mua cố đẩy giá lên và giá đi đến đúng giá đóng cửa. Mặc dù vậy, lực mua thấp nên áp đảo không đáng kể. Bên bán chính là người chiếm ưu thế trong các phiên sau.
Một số loại nến Marubozu phổ biến khác là nến tăng/ giảm phá vỡ hoặc tạo đường hỗ trợ/ kháng cự, nến Marubozu xác nhận đường MA…
Trong quá trình giao dịch, trader sẽ gặp nhiều biến thể khác nhau. Dần dần, sẽ nhận diện được chính xác và tích lũy được các kinh nghiệm đầu tư cho mình.
3 cách thức giao dịch với nến Marubozu
Nắm vững và nhận diện được mô hình nến Marubozu là trader đã chạm được 1 chân vào sự thành công khi giao dịch với nó. Tuy nhiên, bước sau đó mới là quan trọng nhất.
Sau khi nhận diện được sự xuất hiện của Marubozu, trader cần làm gì? Dưới đây là 3 chiến lược mà Marubozu có thể áp dụng khi giao dịch:
Trường hợp nến Marubozu hình thành mức hỗ trợ/ kháng cự
Trong trường hợp này, nến Marubozu sẽ là đại diện, hay đúng hơn, đóng vai trò là đường hỗ trợ và đường kháng cự. Lúc này, trader cần biết:
- Ngưỡng kháng cực tại mức giá cao nhất của nến giảm
- Ngưỡng hỗ trợ tại mức giá thấp nhất của nến tăng
- Khi nến tăng, thị trường tiếp tục xu hướng tăng. Mức giá mở cửa là mức thấp nhất, ngưỡng hỗ trợ sẽ ở đây.
- Ngược lại, nến giảm, thị trường đi xuống. Mức giá mở cửa là cao nhất, tạo ngưỡng kháng cự. Trader thông qua đó để đặt lệnh Buy hoặc Sell phù hợp.
Trường hợp nến Marubozu tiếp diễn
Đây là mô hình cơ bản. Khi trader xác định mô hình nến Marubozu tiếp diễn, thì bước tiếp theo chỉ là xác định thị trường đang tăng hay giảm để có thể đặt lệnh giao dịch:
- Xác định xu hướng
- Đặt lệnh mua nếu nến tăng. Điểm vào lệnh là tại thời điểm giá phá vỡ mức cao nhất của nến.
- Đặt lệnh bán nếu nến giảm. Điểm vào lệnh là khi giá phá vỡ mức thấp nhất của nến.
Trường hợp nến Marubozu dự báo dấu hiệu đảo chiều
- Xác định vùng giá hỗ trợ hoặc vùng giá kháng cự mạnh nhất
- Đặt lệnh ngay khi xuất hiện tín hiệu đảo chiều. Khi nến tăng phá vỡ ngưỡng kháng cự, trader đặt lệnh mua tại mức giá đóng cửa. Khi nến giảm phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, trader đặt lệnh bán tại mức giá đóng cửa.
Để an toàn, thì trader nên kiên nhẫn đợi giá retest lại. Tức là giá quay lại và phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ kháng cự thêm 1 lần nữa. Lúc này dấu hiệu sẽ chuẩn xác hơn và vào lệnh chắc chắn hơn.
Như vậy, Hoifx.com đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình nến Marubozu. Một mẫu mô hình nến Nhật điển hình mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần tham khảo để giao dịch.
Để tăng độ chính xác, trader có thể kết hợp thêm nhiều chỉ báo, đường MA. Trong quá trình đầu tư, tích lũy dần các kinh nghiệm để có được chiến lược bền vững và kinh nghiệm chuẩn nhất.