Bạn có bao giờ tự hỏi FOMO là gì? Đây là một hiện tượng phổ biến trong thế giới đầu tư và quản lý tài chính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về FOMO và cách nó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư để có thể kiểm soát tốt hiệu ứng tâm lý này.
FOMO là gì?
FOMO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Fear Of Missing Out, có nghĩa là nỗi sợ bỏ lỡ. Đây là một trạng thái tâm lý mà người mang nó thường sợ rằng mình đang bỏ lỡ một cơ hội, trải nghiệm. Hay một sự kiện nào đó quan trọng khiến cuộc sống của họ trở nên tốt hơn. Từ đó có thể dẫn đến việc ra quyết định bốc đồng, thiếu cân nhắc và có thể gây hậu quả tài chính nghiêm trọng.
Trong lĩnh vực tài chính, FOMO là cảm giác thường gặp của các nhà đầu tư khi thị trường đang có xu hướng tăng trưởng tốt và có một nhận thức rằng nó sẽ tiếp tục như vậy.
Do đó, họ cảm thấy cần phải đầu tư vào thị trường để tránh bỏ lỡ những khoản lợi nhuận tiềm năng. Nhưng việc này có thể dẫn đến các quyết định đầu tư sai lầm, vội vàng và không được nghiên cứu kỹ lưỡng. Hoặc không phù hợp với mục tiêu đầu tư của họ đã đề ra.
Hiểu rõ nguyên nhân FOMO trong tài chính
Có một số yếu tố góp phần gây ra FOMO trong tài chính, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Thị trường biến động tăng giá
Biến động thị trường với xu hướng tăng giá có thể tạo áp lực lớn, đẩy người đầu tư vào tình trạng FOMO. Khi giá trị tài sản tăng nhanh, người ta có thể lo lắng về việc bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận. Nhu cầu “bắt kịp” thị trường có thể dẫn đến quyết định đầu tư không cân nhắc. Hoặc với mục đích gỡ gạc hay đơn thuần là thỏa mãn “cơn nghiện giao dịch”.
Ảnh hưởng từ mạng xã hội
Mạng xã hội là một kênh thông tin rất phổ biến và ảnh hưởng đến quan điểm, hành vi của nhiều người. Nếu thấy người nào đó chia sẻ về thành công, trải nghiệm và cuộc sống của họ.
Thì lúc này bạn có thể cảm thấy thiếu hụt, tự ti và bắt đầu so sánh bản thân. Điều này có thể kích thích FOMO và thúc đẩy bản thân tham gia vào những hoạt động mà mình không có đủ kiến thức, kinh nghiệm hay khả năng tài chính.
Tâm lý đám đông
Tâm lý đám đông có thể là lực hút mạnh mẽ thôi thúc con người lao vào FOMO. Chúng ta vốn có bản năng muốn thuộc về cộng đồng, sợ bị cô lập.
Vì vậy, khi thấy đám đông ào ào đi theo một xu hướng, bạn dễ bị cuốn vào dòng người ấy, dẫu biết rằng phía trước có thể chứa đầy rủi ro và bất trắc.
Sức hút của đám đông khiến bạn quên đi lý trí, chỉ còn nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà bỏ qua mọi nguy cơ phía sau. Đó là lúc FOMO nắm quyền kiểm soát và thúc đẩy bạn lao vào vòng xoáy ảo tưởng.
Hậu quả của FOMO trong tài chính
Dẫn đến các quyết định sai lầm
FOMO chính là cánh cửa mở cho những sai lầm tai hại. Những người lao vào đầu tư vội vàng vì sợ bị bỏ lỡ cơ hội thường không tìm hiểu kỹ càng về rủi ro và chi phí. Họ chỉ thấy ánh lợi nhuận cao ở phía trước mắt.
Và rồi, khi bong bóng vỡ tan, những người ấy mới ý thức được mình đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Tiền bạc bốc hơi, giấc mơ đổ vỡ. Đó là cái giá phải trả cho sự thiếu kiềm chế trước FOMO.
Gây khó khăn trong lệnh cắt lỗ
Sự vội vã do FOMO tạo ra những khó khăn đáng kể trong việc thiết lập và thực hiện lệnh cắt lỗ. Mặc dù lệnh cắt lỗ được xem là công cụ quan trọng để kiểm soát rủi ro trong thị trường tài chính. Nhưng khi bị chi phối bởi FOMO, nhà đầu tư thường không dành đủ thời gian để tổng hợp thông tin và phân tích rủi ro một cách kỹ lưỡng.
Kết quả là, họ có thể không xác định được ngưỡng cắt lỗ cụ thể hoặc thiết lập một chiến lược quản lý rủi ro mạnh mẽ. Việc này tạo ra tình trạng mất kiểm soát, khiến cho những lệnh cắt lỗ trở nên không hiệu quả. Khi thị trường đảo chiều, họ phải chấp nhận mất mát lớn hơn do không có sự can thiệp kịp thời.
Tạo thói quen giao dịch xấu
Cảm giác sợ bỏ lỡ cơ hội FOMO có thể khiến nhà đầu tư phản ứng thái quá và vội vàng ra quyết định đầu tư mà không suy nghĩ kỹ càng. Nếu một nhà đầu tư quá quen với việc đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc FOMO, họ có thể gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen giao dịch để ra quyết định đầu tư hiệu quả và phù hợp với mục tiêu tài chính dài hạn của bản thân.
Cách vượt qua và khắc phục FOMO
Nhận thức rõ về FOMO
Trước hết, hãy ý thức được rằng FOMO chỉ là ảo giác tâm lý, không phải sự thật. Cuộc sống của mỗi người đều khác nhau. Thay vì so sánh, chạy theo xu hướng hãy tập trung vào mục tiêu và giá trị của riêng mình.
Xác định rõ mục tiêu đầu tư
Trước khi bắt đầu hành trình đầu tư, việc xác định mục tiêu đầu tư là hết sức cần thiết. Bạn cần xác định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận, thời gian dự kiến đầu tư, lợi nhuận mong đợi và chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu đó.
Việc này giúp bạn giữ được cái nhìn tổng quan và tránh bị cuốn theo những cảm xúc không ổn định, quyết định vội vã do FOMO.
Nghiên cứu kỹ lưỡng
Sự hiểu biết là chìa khóa của mọi quyết định đầu tư thành công. Trước khi đầu tư vào bất kỳ tài sản nào, nghiên cứu kỹ lưỡng về nó là bước cơ bản.
Trong đó bao gồm những yếu tố cơ bản, kỹ thuật, thị trường và tin tức liên quan. Một cái nhìn khách quan và chính xác giúp bạn tránh bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch, thiếu chính xác hoặc cảm tính.
Luôn đặt lệnh cắt lỗ trong mọi giao dịch
Bảo vệ vốn, việc quan trọng nhất trong đầu tư. Do đó, đặt lệnh cắt lỗ chính là một phần không thể thiếu của chiến lược của bạn. Mỗi khoản đầu tư nên đi kèm với một lệnh cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro.
Đặc biệt, bạn phải tuân thủ lệnh này, không thay đổi hay hủy bỏ khi thị trường biến động. Điều này giúp bạn kiểm soát cảm xúc và hành động, tránh bị tham lam hoặc sợ hãi.
Giữ khoảng cách nhất định với mạng xã hội
Mạng xã hội có thể là nguồn thông tin mạnh mẽ nhưng cũng có thể làm mất đi sự khách quan của bạn.
Giữ một khoảng cách khôn ngoan khi đầu tư để tránh bị ảnh hưởng bởi tin đồn, nhận định tiêu cực hay chia sẻ khoe khoang không chính xác.
Nhớ rằng mạng xã hội chỉ là một phần của cuộc sống và không phải là thước đo của thành công hay hạnh phúc.
Giữ tâm lý ổn định, tham gia cộng đồng đầu tư lành mạnh
Để đối mặt với FOMO, người đầu tư cần xây dựng một tâm lý vững vàng. Việc tham gia vào cộng đồng đầu tư, học hỏi từ người khác và chia sẻ kinh nghiệm có thể giúp giảm bớt áp lực và tạo ra quyết định đầu tư có chủ đích.
FOMO là hiệu ứng tâm lý rất nguy hiểm trong tài chính, có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho người đầu tư. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về FOMO là gì và cách đối phó với nó.