Tìm hiểu Flash Crash là gì sẽ giúp các nhà giao dịch có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường tài chính nói chung.
Flash Crash được hiểu là một sự kiện có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, vấn đề này rất hiếm xảy ra nhưng nếu nó thực sự diễn tiến mà không được kiểm soát thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến chủ đề Flash Crash là gì cùng một số vụ Flash Crash nổi tiếng trên thế giới để bạn đọc cùng tham khảo thêm.
Flash Crash được hiểu là một sự kiện có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thị trường
Tìm hiểu Flash Crash là gì?
Flash Crash là một từ dùng để diễn tả sự cố gây ra sự sụt giảm rất nhanh, sâu bởi biến động của giá diễn ra trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn.
Một sự kiện Flash Crash thường xuất phát từ các giao dịch được thực hiện bởi hệ thống black-box, kết hợp với các tình huống giao dịch tần suất cao.
Chúng thường có tốc độ và kết nối với nhau rất nhanh nên có thể dẫn đến mất mát và thu hồi hàng tỷ đô la Mỹ trong vài phút hoặc thậm chí chỉ trong vòng vài giây.
Nguyên nhân dẫn đến Flash Crash là gì?
Dưới đây là một số lý do có thể gây ra tình trạng Flash Crash. Cụ thể như sau:
Lỗi do con người
Ủy ban giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và có khả năng gây ra Flash Crash. Từ đó xác nhận con người chính là lý do dẫn đến các sự cố định kỳ trong thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.
Nếu nhà giao dịch hoặc các nhà quản lý quỹ thực hiện các lệnh giao dịch với 1 khối lượng giao dịch lớn theo cơ chế thực hiện ngay lập tức trên thị trường thì có thể dẫn tới sự cố Flash Crash.
Sự cố từ máy tính/phần mềm
Sự không nhất quán về dữ liệu bắt nguồn từ thị trường hoặc sàn giao dịch cũng được xem như là lý do dẫn tới Flash Crash.
Điều này có nghĩa là sự cố từ máy tính, phần mềm gây ra vấn đề khác biệt dữ liệu, giá không chính xác liên quan đến sự cố Flash nói chung.
Ngoài ra, lỗi lập trình trong mã giao dịch của các hệ thống tự động còn gây ra hậu quả tiêu cực, một số không lường trước được.
Vấn đề gian lận
Vấn đề gian lận trong giao dịch được hiểu là một hành vi giả mạo liên quan đến việc đặt các lệnh bán khối lớn giao dịch tại thị trường chỉ bị hủy khi giá đã đến gần.
Ủy ban Giao dịch Hàng hóa và Tương lai Hoa Kỳ (hay gọi là Tổ chức CFTC Hoa Kỳ) đã nhận định phương thức này là nguyên nhân của Flash Crash, cụ thể là vụ Flash Crash năm 2010 của chỉ số S&P500.
Hành vi giao dịch cao tần (HFT)
HFT là một phương pháp giao dịch gây tranh cãi vì được đánh giá là hành vi giao dịch cao tần. Trong đó hệ thống tự động điều khiển bởi các thuật toán được sử dụng để nhận ra các điều kiện thị trường thay đổi.
Từ đó có thể thực hiện giao dịch phù hợp nhất, mang đến lợi nhuận. Các hệ thống HFT có thể đặt 1 khối lượng lớn đơn đặt hàng trên thị trường với tốc độ cực nhanh do đó gây ra một động thái tiêu cực trong việc định giá.
Các ngân hàng trung ương chẳng hạn như Bundesbank, Đức tin rằng chính những vấn đề này có thể tăng nguy cơ Flash Crash.
Các vụ Flash Crash kinh điển ảnh hưởng đến thị trường tài chính
Flash Crash NYSE 2010
Flash Crash NYSE đã dẫn đến sự sụp đổ bất ngờ trên thị trường tài chính Mỹ vào năm 2010 khiến cho chỉ số Dow Jones giảm 1000 điểm chỉ trong vòng 10 phút trước khi phục hồi trở lại.
Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu của các quốc gia như Bồ Đào Nha, Ireland và Tây Ban Nha lại chịu những khoản lỗ cực kỳ lớn.
Vì các nhà đầu tư chủ yếu là ngân hàng, tương tự như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tín dụng ngân hàng gây ra nỗi sợ hãi về sự đóng băng tín dụng ở các ngân hàng châu Âu.
Flash Crash của NASDAQ
NASDAQ nổi tiếng với các Flash Crash, nhất là vụ Flash Crash năm 2013. Và vấn đề này đã khiến NASDAQ đã đóng cửa từ 12:14 chiều EDT đến 3:25 chiều EDT.
Một trong những máy chủ tại NYSE không thể giao tiếp với máy chủ NASDAQ để cung cấp dữ liệu giá trên thị trường và khiến ngừng hoạt động.
Chính lỗi này của NASDAQ đã gây thiệt hại lên tới 500 triệu USD và IPO đã bị trì hoãn trong 30 phút. Nói cách khác, các nhà giao dịch không thể đặt lệnh hay thay đổi cũng như hủy đơn hàng.
Franken Shock – Flash Crash Swiss Franc (CHF) năm 2015
Tháng 1 năm 2015 đánh dấu một sự kiện lịch sử không mấy sáng sủa của thị trường ngoại hối. SNB sẽ chống lại sự mạnh lên của đồng Franc Thụy Sĩ bằng việc không cho phép cặp tỷ giá của cặp tiền tệ EUR/CHF thấp xuống dưới mức 1.20.
Bởi việc đồng CHF được định giá quá cao đã đặt ra mối đe dọa cho nền kinh tế Thụy Sĩ và tiềm ẩn nguy cơ gia tăng mức giảm phát.
Brexit Flash Crash (GBP) năm 2016
Đồng Bảng Anh (GBP) đã có hai “thương vụ” Flash Crash trong năm 2016. Vào ngày 24/06/2016 sau cuộc trưng cầu dân ý quyết định Anh sẽ ở lại hay rời khỏi liên minh Châu Âu – EU. Đồng Bảng Anh đã có cú Flash Crash và tỷ giá GBP/USD giảm 2500 pips.
Ngày 07/10/2016, GBP đã giảm 6% trong vòng 2 phút và tỷ giá của đồng GBP/USD trở về mốc thấp nhất kể từ 1985. Tuy đã phục hồi sau đó vài phút nhưng những thiệt hại gây ra là vô cùng lớn.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể do Fat Finger, hoặc cũng có người cho rằng đây là sự ảnh hưởng của các bài báo, các báo cáo về phản ứng của Chính phủ Anh với Liên Minh Châu Âu.
Ethereum Flash Crash năm 2017
Giá Ethereum – đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ hai trong giới Cryptocurrency đã có sự cố Flash. Giá của đồng tiền này đã giảm từ hơn $300 về mức thấp nhất là $0.10 trong vài phút tại GDAX.
Cụ thể, lệnh mua được lấp đầy từ khoảng 317.81 USD đến 224.48 USD, gây sụt giảm giá trị ETH đến 29.4%. Vấn đề sụt giảm này khiến một chuỗi gồm 800 lệnh bán tự động khớp lệnh, làm cho đồng ETH giao dịch ở mức thấp nhất là 0.1 USD.
Trên thực tế, nhiều người đã nghi ngờ rằng thị trường hoặc cơ quan tiếp quản tài khoản đã nhúng tay thao túng. Tuy nhiên, những cuộc điều tra liên quan đến sự minh bạch của các tổ chức tài chính đã tuyên bố không có dấu hiệu sai phạm trong quy trình vận hành.
Flash Crash gây ảnh hưởng như thế nào tới thị trường tài chính?
Một trong những lo ngại chính là khi Flash Crash xảy ra dù có thể hồi phục nhanh chóng nhưng sẽ dẫn tới sự cố suy thoái thị trường tài chính.
Và nếu như sự sụp đổ của các giao dịch chứng khoán hoặc ngoại hối diễn ra thường xuyên thì có thể dẫn đến sự mất niềm tin vào nền kinh tế của phần lớn nhà giao dịch.
Điều này dĩ nhiên sẽ tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư trên thị trường. Song, cũng có nhiều nhà đầu tư tin rằng Flash Crash chỉ là trục trặc kỹ thuật và mang tính “bất khả kháng”, chỉ xảy ra như một sự cố hy hữu.
Tuy nhiên, tình hình này cần được dự báo trước và nếu như Flash Crash kéo dài đủ lâu cũng sẽ gây lo ngại, tạo ra sự mất niềm tin cho các đối tượng tham gia vào thị trường. Nhất là khi diễn ra vào các chu kỳ kinh doanh nó cũng có thể gây ra suy thoái kinh tế.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Flash Crash là gì mà chúng tôi đã tổng hợp để mang đến cho bạn đọc. Ngoài ra, cũng nhắc nhớ mọi người về một số sự cố Flash Crash gây chấn động giới tài chính như một “bài học” cần phải ghi chú.
Xem video dưới đây để hiểu thêm về Flash Crash là gì nhé!