Nếu là một nhà đầu tư Forex, chắc chắn bạn đã từng nghe đến FED. Thậm chí, trader cần phải theo dõi thường xuyên các động thái của FED để có thể đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả. Vậy FED là gì? Tổ chức này ảnh hưởng thế nào đến thị trường Forex? Chi tiết mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.
Tìm hiểu FED là gì?
FED là tên viết tắt của Federal Reserve System. Đây là Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Nó còn được biết đến như là Ngân hàng Trung ương Mỹ.
Tổ chức này được thành lập từ ngày 23/12/1913. Đây là tổ chức được thành lập dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson.
Mục đích của tổ chức này là duy trì chính sách tiền tệ Mỹ linh hoạt, an toàn. Đặc biệt là duy trì tính ổn định cho đồng tiền nước này.
Lịch sử hình thành của FED
Lịch sử hình thành của FED là gì? Năm 1910, lúc này nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu.
Lúc này, các chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng khủng hoảng tài chính kinh tế có thể ảnh hưởng lớn đến đồng USD Mỹ. Vì vậy, họ cho rằng cần phải có sự thay đổi với hệ thống ngân hàng quốc gia đang hiện hữu.
Chính từ lý do này, Đảng Cộng hòa đã tuyên bố ủng hộ việc ra đời ngân hàng trung ương. Ngược lại, Đảng dân chủ lại ủng hộ việc thành lập một ngân hàng do chính phủ kiểm soát.
Theo tư duy của Đảng Dân chủ, ngân hàng này sẽ là một hệ thống hoàn chỉnh. Nó là sự phối hợp của nhiều giám đốc ngân hàng tư nhân. Từ đó, nó cũng sẽ kiểm soát được tình hình kinh tế – tài chính quốc gia.
Sau nhiều tranh luận, cuối tháng 11/ 1913, FED – Đạo luật dự trữ Liên bang ra đời. Đến năm 1915, tổ chức này chính thức đi vào hoạt động. Nó đã có rất nhiều nỗ lực trong tài trợ các cuộc chiến tranh của Mỹ và phe Liên minh trong thế chiến 1.
Có thể nói rằng, FED là một trong những ngân hàng trung ương hiếm hoi trên thế giới hoạt động độc lập. Nó không chịu sự kiểm soát của chính phủ.
Chính vì điều này, các quyết định mà FED đưa ra sẽ rất minh bạch. Nó không vì lợi ích cho bất cứ phe phái nào. Nó cũng hạn chế việc tập trung quá nhiều quyền lực vào các ngân hàng ở Mỹ.
Với FED, một hệ thống ngân hàng mới được thành lập. Hệ thống bao gồm 12 ngân hàng và trải đều khắp nước Mỹ.
Cục dự trữ liên bang FED có tổ chức thế nào?
Cơ cấu của FED là gì? Đây là một tổ chức tài chính với hình thức cơ cấu khá đặc biệt. Nó gồm một hội đồng Thống đốc với 7 thành viên. Mỗi thành viên sẽ có nhiệm kỳ 14 năm và trực tiếp do Tổng thống đương nhiệm chỉ định.
Ngoài ra, nó còn có một Ủy ban Thị trường mở. Ủy ban này gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống Đốc. Cộng với 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh. (Tổng có 12 thành viên trong ủy ban).
FED gồm có 12 ngân hàng dự trữ liên bang. 12 chi nhánh này có trụ sở đặt tại:
- Boston
- New York
- Philadelphia
- Cleveland
- Richmond
- Atlanta
- Chicago
- St. Louis
- Minneapolis
- Kansas City
- Dallas
- San Francisco
FED có nhiệm vụ, vai trò gì?
Nhiệm vụ và vai trò của FED đã được quy định rõ ngay từ giai đoạn mới thành lập. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của nền kinh tế – chính trị Hoa Kỳ, các điều luật liên quan đến FED cũng có nhiều thay đổi.
Trong Đạo luật Dự trữ Liên bang sửa đổi lần cuối năm 1977, nhiệm vụ của FED đã được nêu rất chi tiết:
- Là tổ chức thực thi chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ. FED có nhiệm vụ ổn định giá cả, điều chỉnh lãi suất dài hạn, tạo việc làm cho công dân của nước này.
- Kiềm chế các rủi ro có thể phát sinh trên thị trường tài chính Mỹ. FED giúp duy trì sự ổn định của nền kinh tế. Nó có nhiệm vụ bình ổn giá cả, khuyến khích sự tăng trưởng của nền kinh tế.
- Đảm bảo hệ thống tài chính an toàn thông qua đảm bảo quyền lợi tối đa của người tiêu dùng. Kiểm soát các tổ chức ngân hàng để thông qua đó, kiểm soát chặt chẽ đồng USD.
- Chuyên cung cấp những dịch vụ tài chính cơ bản cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức chính thức nước ngoài. FED cũng đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Vì sao nói FED tác động đến kinh tế toàn cầu?
FED là tổ chức duy nhất ở Mỹ có quyền quyết định đến việc tăng hay giảm lãi suất tiền tệ, cụ thể ở đây là đồng USD. Có nghĩa là, FED là nhân tố trực tiếp tác động đến sức mạnh của đồng USD.
Trong khi đó, USD vốn là đồng tiền chủ chốt của nền kinh tế thế giới. Việc giá trị đồng tiền này thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến các đối tác thương mại của Mỹ.
Hiện nay, rất nhiều mặt hàng quan trọng như vàng hay dầu đều được định giá bằng USD. Việc kiểm soát USD từ FED cho thấy tổ chức này thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Ví dụ, nếu FED tăng lãi suất đồng USD thì sao? Kịch bản nhìn thấy được là việc này sẽ kiềm chế lạm phát. Khi đó, sức mạnh đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên. Nhập khẩu sẽ tăng, xuất khẩu sẽ giảm. Đồng USD tăng khiến đầu tư vào Mỹ cũng sẽ bị giảm tương ứng.
Những công cụ tác động đến chính sách tiền tệ Hoa Kỳ từ FED là gì?
FED có thể tác động đến kinh tế toàn cầu thông qua kiểm soát đồng đô la. Vậy những công cụ nào có thể tác động đến chính sách tiền tệ của FED? Đây cũng là một trong những nhân tố mà bạn cần biết khi tìm hiểu FED là gì.
3 nhân tố đặc biệt quan trọng để FED đủ sức điều hành và quản trị đồng USD:
- Lãi suất: Việc thay đổi lãi suất đồng USD chính là công cụ quản lý tiền tệ hàng đầu. Thông qua việc thay đổi lãi suất, hàng loạt các hoạt động của kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng cũng sẽ có sự xoay chuyển tương ứng.
- Mua bán trái phiếu chính phủ: Khi FED mua trái phiếu, lượng tiền lưu thông cũng sẽ tương ứng tăng theo. Từ đó, lãi suất sẽ giảm, việc chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Ngược lại, nếu FED bán trái phiếu thì lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế sẽ ít đi. Lúc này, lãi suất tăng cao và nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng, khó khăn.
- Những quy định về lượng tiền mặt dự trữ: Với hệ thống 12 ngân hàng liên bang, khi FED đưa các chỉ thị về lượng tiền mặt dự trữ, các ngân hàng cấp dưới cũng buộc phải tuân theo. Vì vậy, đây cũng là một công cụ đắc lực giúp tổ chức này quản lý cũng như tác động đến nền kinh tế.
Nhà đầu tư Forex quan tâm những gì ở FED?
Với những vai trò và tầm quan trọng của FED, bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải quan tâm đến tổ chức này.
Khi đầu tư, việc tìm hiểu và cập nhật mức lãi suất từ FED sẽ giúp trader tìm hiểu và cập nhật các diễn biến cụ thể của đồng USD. Từ đó, sẽ có được các quyết định giao dịch hoàn hảo nhất.
Trong quá trình đầu tư Forex, đồng USD là một trong những đồng tiền có giá trị nhất. Đa phần các giao dịch Forex tại Việt Nam đều là giao dịch trao đổi mua bán giữa đồng Việt và đồng đô la. Do đó, từng biến động của đồng đô đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, giao dịch.
Những thông tin về FED là gì đã được chúng tôi cập nhật chi tiết. Hy vọng với những thông tin này, trader có thể hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến đồng USD. Từ đó, dễ dàng hơn trong thiết lập các kế hoạch giao dịch, đầu tư.