Chơi tiền ảo có hợp pháp không là thắc mắc khiến nhiều người không khỏi phân vân khi mới bắt đầu hoặc đang đầu tư vào đây. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ câu hỏi trên.
Có nhiều cách đầu tư sinh lời như gửi tiền tiết kiệm, đầu tư vàng, chơi chứng khoán…Trong đó, đầu tư tiền ảo cũng là một kênh đầu tư có sức hút lớn với nhiều người.
Nhưng chơi tiền ảo có hợp pháp không? Đầu tư có an toàn không? Điều này sẽ được giải pháp qua những thông tin ở bài viết dưới đây.
Thế nào là tiền ảo?
Tiền ảo còn được gọi là tiền kỹ thuật số. Nó không hiện hữu dạng vật lý nên không sờ được như tiền giấy hay tiền đồng.
Tiền ảo được phát hành và quản lý bởi các nhà phát triển. Đồng tiền này có giá trị và chỉ sử dụng được trong 1 cộng đồng hoặc nhóm người nào đó trên mạng.
Phần mềm, ứng dụng được cài đặt trên điện thoại, máy tính là nơi thực hiện các giao dịch và lưu trữ tiền ảo. Hiện nay, trên thị trường có hơn 3.000 loại tiền ảo.
Trong đó, có một số cái tên phổ biến là: Monero, Ripple, Dogecoin, Dash, Bitcoin, Litecoin Ethereum, MaidSafeCoin, Lisk, Storjcoin X.
Điều đó cho thấy, đầu tư vào tiền ảo được rất nhiều người trên thế giới ưa chuộng và nó đang trên đà phát triển.
Tuy nhiên, có luồng ý kiến cho rằng: chơi tiền ảo là trái quy định với pháp luật. Vậy chơi tiền ảo có hợp pháp không sẽ được phân tích chi tiết ở những phần dưới đây.
Một số điều cần cân nhắc trước khi chơi tiền ảo
Trước khi tìm hiểu về việc chơi tiền ảo có hợp pháp không, bạn nên nắm về nhược điểm của kênh đầu tư này.
Tiền ảo có thể bị đánh cắp và mất đi
Chưa đề cập đến việc chơi tiền ảo có hợp pháp không? Mà chúng ta sẽ nói đến khả năng bị thiệt hại nếu tiền ảo của bạn bị đánh cắp.
Nếu được pháp luật công nhận hợp pháp thì số tiền này sẽ được bảo hộ. Nếu không thì xem như người chơi sẽ bị mất trắng khi không được bảo hiểm để chống lại tổn thất.
Giá trị của các loại tiền ảo dễ biến động
Do các loại tiền ảo không được các ngân hàng trung ương hỗ trợ nên rất dễ bị mất giá trị hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng tiền ảo để làm phương thức thanh toán và kể cả các nhà đầu tư.
Một số tiền ảo đã được kết nối với các hoạt động tội phạm
Cũng như các hình thức thanh toán khác, tiền ảo và sàn giao dịch tiền ảo có thể được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp.
Một khi sàn giao dịch này bị đóng cửa để điều tra hay vì bất kỳ lý do gì thì nhà đầu tư sẽ không thể nào truy cập được vào tài khoản của mình.
Là mục tiêu cho tin tặc tấn công
Tin tặc thấy được lượng giá trị đáng kể được lưu trữ trên máy tính của người chơi tiền ảo. Cho nên, nếu sàn giao dịch của bạn lựa chọn không uy tín và có bảo mật cao, một khi bị đánh cắp thì khó mà lấy lại.
Không được kiểm soát và bảo vệ tuyệt đối
Chơi tiền ảo không phải tuân theo các quy định, nhất là tại các quốc gia xem tiền ảo là bất hợp pháp. Cho nên, người chơi ít quyền truy đòi nếu các giao dịch gặp trục trặc.
Chơi tiền ảo có hợp pháp không?
Câu hỏi đặt ra là nếu chơi tiền ảo không hợp pháp thì làm sao kênh đầu tư này thu hút lượng lớn người tham gia trên toàn thế giới?
Vậy thì chơi tiền ảo có hợp pháp không? Câu trả lời có tiền ảo hợp pháp ở một số quốc gia nhất định. Một số quốc gia thì không công nhận hình thức kinh doanh này.
Chẳng hạn như tiền ảo bitcoin sẽ hợp pháp ở 14 quốc gia như sau:
- Estonia: Bộ Tài Chính Estonia hoàn toàn tính pháp lý đối với việc sử dụng Bitcoin và các dạng tiền kỹ thuật số tương đương khác như một kỹ thuật trả góp.
- Phần Lan: Tại đây, cơ quan quản lý Thuế công nhận tính pháp lý của tiền kỹ thuật số. Trong trường hợp bạn đang mua các sản phẩm bằng Bitcoin hay bạn muốn đổi sang tiền định danh, bất kỳ khoản gia tăng nào về giá trị sẽ được áp dụng thuế. Những rủi ro sẽ không được khấu trừ khi đánh giá.
- Pháp: Người dân Pháp chơi tiền ảo có hợp pháo không? Vào năm 2014, Bộ Kinh Tế và Tài Chính Pháp đã hướng dẫn các tổ chức tài chính và người dân sử dụng tiền tệ kỹ thuật số. Đối tượng này được yêu cầu là hạn chế mức độ ẩn danh bằng cách nhận biết và xác nhận khách hàng của họ. Nếu người dân dùng thử, đầu tư và phát triển kinh doanh với Bitcoin ở ngưỡng 5.000 EUR sẽ bị đánh thuế.
- Đức: Chính phủ Đức đã công nhận bitcoin là tiền cá nhân. Người dùng sẽ tự do sử dụng mà không có sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên, các công ty sử dụng tiền điện tử sẽ bị đánh thuế lợi nhuận.
- Israel: Đến quốc gia này, bạn không còn thắc mắc là chơi tiền ảo có hợp pháp không? Bởi vì vào năm 2017, cơ quan thuế đã đưa Bitcoin nằm trong danh sách là một tài sản chịu thuế. Mức đánh thuế có thể lên tới 25% trên thặng dư vốn cho mỗi lần bán Bitcoin. Người đào coin và người giao dịch phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 17% VAT.
- Australia: Theo quy định, nếu người Úc mua hoặc chi tiêu một loại tiền ảo nào thì sẽ chịu thuế về hàng hóa và dịch vụ đó. Cụ thể là họ sẽ chịu thuế 2 lần: Một lần khi mua tiền điện tử và một lần dùng nó để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ.
- Bulgaria: Pháp luật của quốc gia Châu Âu này là nơi đầu tiên chính thức coi Bitcoin là một loại tiền tệ, mà không coi nó như một tài sản như vàng hoặc một món quà nào đó.
- Canada: Bitcoin tại quốc gia này được điều chỉnh theo luật Chống Rửa Tiền Và Chống Tài Trợ Khủng Bố. Do đó, họ quy đình rằng: bất kỳ đại lý tiền điện tử nào cũng được là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ.
- Trung Quốc: Chơi tiền ảo có hợp pháp không tại quốc gia đông dân nhất thế giới này? Câu trả lời là có. Chính phủ công nhận việc mua và bán Bitcoin là hợp pháp. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đấu thầu thì tiền điện tử vẫn chưa được công nhận.
- Italia: Quốc gia này không có bất kỳ quy định nào ngăn chặn việc sử dụng người dân dùng đồng tiền kỹ thuật số này.
- Nhật Bản: Quốc gia châu Á này đã công nhận Bitcoin là một hình thức thanh toán hợp pháp vào năm 2017. Cụ thể là cơ quan tài chính Nhật đã cấp giấy phép cho người dân giao dịch tiền điện tử.
- Mexico: Thông qua luật Fintech, Quốc hội Mexico đã công nhận Bitcoin là tài sản ảo hợp pháp.
- Thụy Điển: Cũng như Mexico, Cơ Quan Giám Sát Tài Chính Thụy Điển đã công bố các loại tiền kỹ thuật số nói chung là một hình thức thanh toán hợp pháp.
- Vương quốc Anh: Đến Anh, bạn không cần phải thắc mắc chơi tiền ảo có hợp pháp không. Bởi vì quốc gia này công nhận hình thức giao dịch này cho hàng hóa các dịch vụ. Những khoản lãi hay lỗ nào do đầu tư và kinh doanh tiền điện tử đều phải chịu thuế trên thặng dư vốn.
Bên cạnh những quốc gia xem việc chơi tiền ảo là hợp pháp, vẫn còn 1 số quốc gia chưa công nhận hình thức đầu tư kinh doanh này.
Vì thế, mới xảy ra lấn cấn trong việc chơi tiền ảo có hợp pháp không? Trên thế giới, có một số quốc gia như: Algeria, Bolivia, Ai Cập, Morocco Nepal và cả Việt Nam không coi tiền ảo là hợp pháp.
Tại Việt Nam, chơi tiền ảo có hợp pháp không?
Hiện tại, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận các loại tiền tệ hợp pháp này được phép lưu thông như: Tiền mặt, Séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, lệnh chi, thẻ ngân hàng, các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng trung ương.
Pháp luật Việt Nam chưa có công bố nào cho phép tiền ảo là loại tiền tệ được dùng để thanh toán. Vì vậy, để trả lời câu hỏi: chơi tiền ảo có hợp pháp không tại Việt Nam, thì đó là không và bất hợp pháp nếu sử dụng.
Mặc dù chưa được pháp luật xem là một loại tài sản nhưng thực tế những giao dịch liên quan đến tiền ảo đã được người dân chơi rất nhiều.
Nhà nước không cấm người dân mua bán trao đổi, lưu trữ tiền ảo. Tuy nhiên, những rủi ro, tranh chấp liên quan đến hoạt động từ tiền ảo đều không được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
Luật pháp Việt Nam quy định như sau:
“Đối với những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Tại Điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định rằng: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tại Chỉ thị 10/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an…kiểm soát, ngăn chặn và xử lý việc thực hiện các giao dịch (bao gồm phát hành, giao dịch, môi giới) liên quan đến tiền ảo điện tử trái pháp luật.
Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng tại Điều 206, trong đó có hành vi cung ứng, phát hành, sử dụng bitcoin.
Theo như 3 điều luật trên thì chơi tiền ảo được xem là trái pháp luật và không được coi là giao dịch dân sự. Cho nên, nếu có bất trắc xảy ra thì tòa án Việt Nam sẽ không thể thụ lý những tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự
Ngoài ra, nếu cá nhân, tổ chức có liên quan đến tranh chấp bitcoin mà báo đến cơ quan có thẩm quyền không những không được giải quyết mà người đó còn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Hi vọng qua bài chia sẻ trên, bạn sẽ nắm được việc chơi tiền ảo có hợp pháp không tại từng quốc gia. Từ đó sẽ có quyết định nên chọn kênh này để đầu tư sinh lời hay không?