Ai cũng biết, việc thực hiện các lệnh giao dịch trên thị trường tài chính như Forex thực sự không hề dễ dàng, đơn giản.
Thế nhưng, vì sao nhiều nhà đầu tư vẫn có thể trở thành “đại gia” và thu về cho mình nhiều lợi nhuận đáng kể? Yếu tố chủ chốt giúp họ thành công nằm ở chỗ họ biết sử dụng các chỉ báo kỹ thuật phân tích thị trường.
Vậy, chỉ báo là gì, sự tồn tại của chỉ báo đem đến lợi ích như thế nào cho Trader? Nếu bạn quan tâm, vậy mời bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết câu trả lời chính xác nhất nhé!
Khái niệm chỉ báo là gì?
Chỉ báo có tên tiếng Anh là Indicator, thuật ngữ chỉ tập hợp nhóm những đại lượng trên thị trường Forex. Chúng được tính toán từ phép tính giữa khối lượng giao dịch ở trong quá khứ với giá của sản phẩm giao dịch.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn, hệ thống chỉ báo chính là công cụ quan trọng hàng đầu giúp các nhà đầu tư có quyết định hiệu quả hơn khi vào lệnh hay đặt lệnh thoát ra.
Chỉ báo cung cấp cụ thể, chi tiết các hành vi về giá sản phẩm giao dịch trên thị trường ngoại hối. Từ đó, nhà đầu tư sẽ biết được sản phẩm đó đang trong giai đoạn nào, quá mua hay quá bán.
Một số chỉ báo cũng thông báo luôn cả xu hướng giá thị trường ở tương lai giúp Trader xác định được thời điểm nào là tốt nhất để vào lệnh dừng lỗ, chốt lời.
Chỉ báo kỹ thuật thường được biểu diễn bằng nhiều hình dạng khác nhau trên biểu đồ mô tả về xu hướng giá. Có hình thức chỉ báo được tách riêng độc lập với biểu đồ như một thành phần có liên quan bên dưới.
Có hình thức chỉ báo được chèn vào biểu đồ một cách trực tiếp. Thế nhưng dù là hình thức nào, thì chỉ báo cũng đóng vai trò thông báo cho nhà đầu tư những thông tin hữu ích.
Phân loại các chỉ báo trong Forex
Trong môi trường Forex, bạn có thể tìm thấy đến vài chục, thậm chí vài trăm công cụ chỉ báo kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy, nếu không biết từng chỉ báo là gì, rất có thể bạn không thể phân biệt được và ứng dụng hiệu quả.
Theo đó, có nhiều cách phân loại chỉ báo, song dưới đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay (Phân loại dựa vào độ trễ tín hiệu của chính chỉ báo đó tạo ra):
Loại chỉ báo nhanh – Leading Indicator
Chỉ báo nhanh hay chỉ báo dao động là kiểu chỉ báo cung cấp tín hiệu, thông tin trước khi biến động giá diễn ra. Cụ thể, các chỉ báo này sẽ cho nhà đầu tư biết một số dấu hiệu về sự dịch chuyển của giá trên thị trường. Sau đó, sự kiện giá thay đổi mới diễn ra, có thể là theo xu hướng giá mà chỉ báo đã đưa ra trước đó.
Có thể kể đến một số các chỉ báo nhanh phổ biến như: chỉ báo Stochastics, Chỉ báo SAR, chỉ báo RSI, Parabolic,…
Vậy, các tín hiệu của chí báo là gì? Chỉ báo nhanh cung cấp 2 tín hiệu chủ yếu cho nhà đầu tư tham khảo, bao gồm:
- Tín hiệu phân kỳ hội tụ giữa giá sản phẩm giao dịch và công cụ chỉ báo kỹ thuật.
- Tín hiệu sản phẩm giao dịch có giá quá mua hoặc đã quá bán.
Về ưu điểm:
- Chỉ báo nhanh cho biết những thông tin, tín hiệu sớm nhất trên thị trường xu hướng giá.
- Đối với những nhà đầu tư thích đón đầu xu thế khi chọn chỉ báo này sẽ có cơ hội kiếm lời nhiều hơn.
Về nhược điểm của Leading chỉ báo là gì?
- Chỉ báo nhanh do cung cấp tín hiệu sớm nên có lúc cũng không đúng, độ chính xác không tuyệt đối.
- Mặc dù biết nó thuộc chỉ báo là gì, song nó vẫn có thể tạo tín hiệu ảo khiến nhà đầu tư dễ gặp rủi ro cao, dẫn đến thua lỗ nặng nề.
Loại chỉ báo chậm – Lagging Indicator
Chỉ báo chậm ngược lại với chỉ báo nhanh, chúng cho các nhà đầu tư biết được những thông tin, tín hiệu về giá sau khi thị trường đã hình thành xu hướng giá. Chỉ báo chậm còn được biết đến với tên gọi là chỉ báo động lượng, chủ yếu là tập trung cung cấp tín hiệu giao dịch nhiều hơn.
Một số chỉ báo động lượng phổ biến thường được các nhà đầu tư sử dụng trong Forex là: Chỉ báo Momentum, MACD, MA,…
Các tín hiệu của chỉ báo là gì? Chỉ báo chậm sẽ cung cấp cho các Trader những tín hiệu cụ thể như sau:
- Tín hiệu của xu hướng giá trên thị trường, đang tăng hay giảm, đôi khi cũng đi ngang.
- Tín hiệu hữu hiệu giúp nhà đầu tư xác định được vùng nào là vùng hỗ trợ và vùng nào là vùng kháng cự.
Ưu điểm của chỉ báo là gì?
- Chỉ báo chậm cung cấp nhiều tín hiệu tốt và chính xác hơn so với loại chỉ báo dao động.
Về nhược điểm:
- Về tốc độ, mặc dù có độ chính xác cao nhưng chỉ báo động lượng thường đến rất chậm.
- Các nhà đầu tư tuy có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn là rủi ro, song chúng không quá cao.
Liệt kê những loại chỉ báo kỹ thuật phổ biến và tốt nhất bạn cần biết
Hiểu được khái niệm chỉ báo là gì cũng như tầm quan trọng của nó trong quá trình giao dịch tại Forex sẽ giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn. Như vậy, bạn vừa có thể đón đầu xu hướng vừa có cơ hội thu được lợi nhuận đáng kể. Vậy, đâu là những loại chỉ báo được Trader thường xuyên sử dụng nhất hiện nay?
Chỉ báo kỹ thuật Moving Average (MA)
Loại chỉ báo này thuộc chỉ báo chậm và là chỉ báo cơ bản được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay. Chúng cung cấp các tín hiệu xu hướng giá sản phẩm giao dịch đi theo chiều hướng nào trên biểu đồ. Đương nhiên, vì là Lagging Indicator nên MA cũng có bạn biết được các vùng kháng cự cũng như vùng hỗ trợ.
Đường MA chia ra làm 3 đường nhỏ nữa, bao gồm:
- Đường SMA – Simple Moving Average.
- Đường EMA – Exponential Moving Average.
- Đường chỉ báo kỹ thuật WMA.
Kiểu chỉ báo kỹ thuật MACD – Moving Average Convergence/Divergence
Bạn thuộc Team nhà đầu tư chuyên phân tích kỹ thuật khi giao dịch trên thị trường Forex, chắc chắn phải biết chỉ báo là gì. Và, MACD chính là loại chỉ báo thông dụng, phổ biến hàng đầu mà nhà đầu tư nào cũng biết. Loại chỉ báo này cung cấp cho Trader những tín hiệu đáng giá như sau:
- Chỉ ra các điểm phân kỳ và hội tụ bên trên đồ thị biểu diễn xu hướng giá thị trường.
- Cung cấp các thông tin về sự biểu động của giá sản phẩm giao dịch.
- Cung cấp tín hiệu để nhà đầu tư xác định được xu hướng chính xác của giá trong thời điểm nhất định là như thế nào.
Chỉ báo RSI – Chỉ báo động lượng sức mạnh tương đối
RSI là chỉ báo chỉ thước đo sự thay đổi của giá sản phẩm đầu tư cũng như tốc độ thay đổi, biến động của thị trường. Chúng thường dao động trong khoảng từ số 0 đến số 100, trong đó:
- Giá trị trên 50 đều là tín hiệu cho thấy xu hướng giá đang chuyển dịch đi lên.
- Còn giá trị dao động từ 70 trở lên, chứng chỉ tình trạng sản phẩm đã có giá quá mua.
- Ngược lại, với những giá trị dưới chỉ số 50, chỉ báo đang báo hiệu xu hướng giá trên thị trường đang trên đà giảm mạnh.
- Đối với chỉ số của chỉ báo chỉ dưới 30, dấu hiệu này khẳng định với nhà đầu tư là xu hướng giá thị trường đang quá bán.
Loại chỉ báo đo lường Momentum – Sức mạnh của xu hướng giá
Chỉ báo Momentum đóng vai trò đo lường các tiêu chí như tốc độ biến động của thị trường giá cũng như sức mạnh tiềm ẩn của thị trường hiện tại. Dựa vào đó, các Trader sẽ biết được xu hướng giá nào chiếm thế mạnh và có quyết định sáng suốt tiếp tục hay dừng lại giao dịch.
Một số lưu ý khi giao dịch ngoại hối với các chỉ báo là gì?
Đương nhiên, việc sử dụng chỉ báo kỹ thuật Indicator mang đến cho nhà đầu tư nhiều lợi ích tuyệt vời. Chúng có tính ứng dụng rất cao và là công cụ vô cùng đắc lực, nên Trader nào cũng nên biết chỉ báo là gì. Từ đó, nhà đầu tư mới có thể nắm bắt tốt thị trường, phân tích chính xác và có những quá trình giao dịch ấn tượng, thu lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, không phải sử dụng chỉ báo chỉ đơn giản chọn loại là được, nhà đầu tư cần phải lưu ý một vài điểm sau đây:
- Bạn cần hiểu chức năng riêng biệt, nổi bật nhất của từng chỉ báo là gì. Sau đó, bạn mới quyết định sử dụng chỉ báo nào cho trường hợp cụ thể cho hiệu quả.
- Hoặc, bạn cũng có thể kết hợp linh hoạt nhiều chỉ báo với nhau để đạt được tỷ lệ thành công cao hơn.
- Nếu bạn là một người mới, còn non kinh nghiệm, kiến thức đầu tư, bạn nên dành thời gian thực hành với từng chỉ báo. Như vậy, kỹ năng phân tích của bạn sẽ cao lên từng ngày, tốt nhất bạn cần chọn tài khoản Demo để trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm. Sau đó, bạn mới áp dụng vào giao dịch thực tiễn khi đã cảm thấy đủ tự tin.
- Việc bạn áp dụng nhiều chỉ báo cho một tín hiệu và cho ra thông tin giống nhau thì xác suất thành công rất lớn.
- Ngược lại, nếu các chỉ báo cho tín hiệu về giá xung đột với nhau thì bạn nên cân nhắc khi giao dịch nhé!
- Bạn hãy luôn nhớ rằng, không phải tất cả mọi công cụ chỉ báo kỹ thuật đều cung cấp tín hiệu đúng cho thị trường giá. Do đó, bất kể lúc nào bạn cũng nên tỉnh táo, quyết đoán và cẩn trọng, tránh việc quá tin tưởng để gặp hậu quả nghiêm trọng như “cháy” tài khoản nhé!
Kết luận
Như vậy, có thể thấy, chỉ báo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư trong thị trường ngoại hối, Forex. Hy vọng rằng, bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích, giúp bạn có hành trang đầy đủ hơn khi gia nhập vào lĩnh vực này nhé!