Để tồn tại được trên thị trường tài chính đầy khắc nghiệt đòi hỏi các nhà đầu tư cần nắm bắt và hiểu rõ nhiều thuật ngữ. Một trong những thuật ngữ được nhắc tới khá nhiều trong giao dịch và đầu tư nhưng ít người hiểu bull trap bear trap là gì? Cách nhận diện bull trap bear trap ra sao hay cách phòng chống hiệu quả như thế nào? Tất cả vẫn khá mơ hồ nếu lần đầu tiên bạn tiếp cận thuật ngữ này.
Tìm hiểu Bull trap bear trap là gì?
Bull trap và bear trap là 2 thuật ngữ mang ý nghĩa khác nhau, do đó chúng ta cần hiểu được khái niệm của từng thuật ngữ này
Bull Trap | Bear Trap | |
---|---|---|
Định nghĩa | Một sự kiện giả lập mức giá giảm trong khi thực tế giá vẫn tăng. | Một sự kiện giả lập mức giá tăng trong khi thực tế giá vẫn giảm. |
Xảy ra khi | Khi mức giá tăng mạnh, nhưng không có sự tiến bộ tương đối từ các nhà đầu tư và nhà cung cấp. | Khi mức giá giảm mạnh, nhưng không có sự tiến bộ tương đối từ các nhà đầu tư và nhà cung cấp. |
Mục đích | Để giả lập mức giá tăng cao để giữ cho các nhà đầu tư mua vào, sau đó giảm giá một cách nhanh chóng. | Để giả lập mức giá giảm thấp để giữ cho các nhà đầu tư bán ra, sau đó tăng giá một cách nhanh chóng. |
Kết quả | Các nhà đầu tư sẽ mất tiền khi giá giảm. | Các nhà đầu tư sẽ mất tiền khi giá tăng. |
1. Bull trap là gì?
Trong tiếng Anh, bull có nghĩa là con bò đực, còn trap chính là cái bẫy. Bull trap được hiểu là “bẫy bò”, “bẫy tăng giá”, “bẫy lên”, hay “bẫy phục hồi”. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ tín hiệu giả khi thị trường đang đảo chiều và đi lên, nhưng trên thực tế nó tiếp tục đi xuống sau khi các dấu hiệu này chấm dứt.
Bull trap được gọi là cái bẫy bởi các nhà đầu tư khi thấy những dấu hiệu đi lên sẽ ồ ạt mua vào để kiếm lời, nhưng sự thật họ đang dính “bẫy” khi nhận ra thị trường đang đi xuống.
Để hiểu rõ bull trap bear trap là gì, chúng ta cần biết bẫy bull trap có 3 hình thái phổ biến sau:
Hình thái mô hình hai đỉnh bị từ chối
Hay còn gọi là mô hình Rejected Double-top với đặc điểm là hai chân nến nhô ra gần giống với mô hình hai đỉnh thông thường. Điểm khác là nến thứ hai cho thấy sự từ chối rõ ràng hơn với xu hướng tăng.
Điểm đáng lưu ý trong mô hình này chính là sự xuất hiện của một bấc lớn trên ngọn nến thứ hai của mô hình. Sự từ chối này cho biết mặc dù người mua đã cố gắng đẩy giá cao hơn những người bán vẫn không ngừng lao vào và chiếm ưu thế khiến bấc nến bị kéo dài.
Hành vi giằng co ở mức kháng cự được ví như một nến tăng khổng lồ, vì vậy sẽ hình thành bẫy tăng giá hoàn hảo.
Hình thái mô hình nến nhấn chìm giảm
Còn gọi là Bearish Engulfing có vai trò hữu ích trong việc nhận diện bẫy tăng giá. Nếu một mô hình nhấn chìm xuất hiện ngay sau khi bẫy tăng giá truyền thống hình thành, đó chính là động thái báo hiệu giảm giá mạnh sắp xảy ra.
Mô hình kiểm tra lại không thành công
Còn gọi là Failed Retesting. Đây là một bull trap phổ biến sau khi vượt qua vùng kháng cự, giá tiến hành kiểm tra lại nhưng không thành công và dẫn tới sụp đổ.
Với những trader có kinh nghiệm sẽ hiểu đây chính là phép thử cuối cùng của xu hướng tiếp diễn sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự chính.
Điều ngày đồng nghĩa với việc nếu vượt qua mức kháng cự, giá được kiểm tra lại nhưng không đạt được chỉ báo momentum cao hơn, khi đó một mô hình bull trap truyền thống khác sẽ được tạo ra.
2. Bear trap là gì?
Bull trap bear trap là gì? Các trader đã có câu trả lời về bull trap, vậy còn bear trap thì sao?
Trái ngược lại với bull trap, bear trap được hiểu là “bẫy xuống”, “bẫy giảm giá”, “bẫy gấu”. Theo đó, bear trap chỉ xảy ra khi thị trường đang trong chiều đi lên mà các nhà đầu tư phát hiện ra một dấu hiệu đi xuống và cho rằng thị trường đang giảm.
Sau đó họ bán tài sản với hy vọng mua được giá thấp hơn nữa, nhưng cuối cùng thị trường lại đi lên. Vậy là nhà đầu tư mắc bẫy.
Với những trader “gà mờ” non kinh nghiệm sẽ là đối tượng dễ dàng bị sập bẫy giảm giá bởi họ chưa nắm vững cách thức quá trình trên được tiến hành nên bị cuốn vào bear trap trong giai đoạn đầu.
Bear trap có 3 hình thái bẫy phổ biến:
Hình thái 1
Với hình thái này nến giảm giá trong bear trap sẽ phá vỡ và đóng cửa dưới mức hỗ trợ. Tuy nhiên, nến thứ nhất hoặc thứ hai kế tiếp sau khi phá vỡ mức hỗ trợ sẽ lại đảo chiều tăng giá.
Hình thái 2
Nến giảm giá trong bear trap sẽ phá vỡ mức hỗ trợ và ngay lập tức đi xuống. Tuy nhiên cuối cùng đóng cửa trên đường hỗ trợ tạo thành nến tăng.
Hình thái 3
Đây là hình thái kết hợp 1 và 2, tức là nến giảm giá trong bear trap phá vỡ mức hỗ trợ và đi xuống, nhưng sau đó đóng cửa trên đường hỗ trợ. Nến thứ nhất hoặc thứ hai kế tiếp chính là nến tăng.
Dưới đây là bảng so sánh giữa Bear Trap và Bull Trap trong Forex:
Bear Trap | Bull Trap |
---|---|
Là một tình huống “Bẫy” khi giá của một tài sản giảm mạnh nhưng sau đó tăng lại | Là một tình huống “Bẫy” khi giá của một tài sản tăng mạnh nhưng sau đó giảm lại |
Xu hướng giảm của thị trường được “Bẫy” | Xu hướng tăng của thị trường được giăng bẫy |
Trader đặt lệnh bán khi giá giảm nhưng sau đó mất lợi nhuận khi giá tăng | Trader đặt lệnh mua khi giá tăng nhưng sau đó mất lợi nhuận khi giá giảm |
Cả hai Bear Trap và Bull Trap đều là những tình huống “Bẫy” trong thị trường Forex và có thể làm trader mất tiền. Để tránh những tình huống này, trader cần phải cẩn trọng trong việc đặt lệnh và phải theo dõi xu hướng của thị trường một cách chặt chẽ.
Hướng dẫn cách nhận diện một bull trap và bear trap
Chắc hẳn các trader đã có câu trả lời bull trap bear trap là gì rồi đúng không? Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu định nghĩa thôi chưa đủ, các nhà đầu tư cần biết cách nhận diện một bull trap và bear trap để tránh được những “bẫy” gây tổn thất nặng nề.
Cách nhận diện bull trap
+ Kiểm định nhiều mức độ kháng cự: Dấu hiệu đầu tiên của một bull trap chính là xu hướng tăng giá mạnh được duy trì trong thời gian dài, tuy nhiên nó phản ứng đáng kể với một vùng kháng cự cụ thể.
Một xu hướng tăng mạnh có sự can thiệp giảm giá tối thiểu tức là người mua đang bơm vào bằng tất cả tài sản điện tử của họ.
Mặc dù vậy, khi họ đưa giá đến một mức kháng cự nhất định nào đó, họ sẽ có xu hướng sợ hãi và ngưng việc bơm tiền lại. Vì vậy mà giá sẽ tạm thời giảm trước khi bước vào thời kỳ tăng cao hơn nữa.
+ Thanh nến trong biểu đồ tăng trưởng bất thường: Thông thường trong giai đoạn cuối cùng của bẫy sẽ có một thanh nến tăng bất thường và thống trị hầu hết các nến trước đó.
Lý giải điều này, các chuyên gia giải thích như sau:
– Thứ nhất là những người mua mới sẽ tin rằng một sự phá vỡ đã xảy ra và họ bắt đầu mua lại.
– Thứ hai, có thể một số nhà đầu tư lớn đang cố tình đẩy giá cao hơn để thu hút những trader mua bất cẩn.
– Thứ ba, người bán đã sử dụng chiêu trò để người mua thống trị thị trường tạm thời với mục đích để các lệnh giới hạn bán trên vùng kháng cực được kích hoạt.
+ Một vùng giằng co được hình thành: Đây là điểm nhận diện cuối cùng của một bull trap. Tức là nó tạo thành một mô hình tương tự như vùng giằng co trên mức kháng cự.
Các trader có thể dễ dàng phát hiện ra điểm bắt đầu của bẫy bull trap dựa vào thanh nên tăng trường bất thường được hình thành và đóng cửa bên ngoài vùng giằng co này.
Bên cạnh thắc mắc bull trap bear trap là gì, các trader cũng rất quan tâm tới cách nhận diện bear trap.
Theo đó, những người tham gia thị trường thường cố gắng sử dụng các mô hình kỹ thuật để xác định các bẫy bear trap và tránh “sa bẫy” bằng nhiều công cụ phân tích khác nhau như: chỉ báo Volume, chỉ báo RSI, Fibonacci Retracement…
Đây là những công cụ giúp ích hữu hiệu cho các trader dự đoán được xu hướng giá hiện tại có đang bền vững hay không.
4 “mẹo” phòng chống “bẫy” bull trap và bear trap hiệu quả nhất
Các trader hoàn toàn có thể tránh được bẫy tăng giá và bẫy giảm giá để tiếp tục “sống khỏe” trên thị trường tài chính bằng cách thực hiện 4 mẹo đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả dưới đây:
1. Kiểm tra khối lượng Volume giao dịch
Trong trường hợp khối lượng giao dịch lớn, các trader hoàn toàn có thể đảo chiều giá được. Do đó, nếu thị trường đang yên ổn, đột ngột tăng hãy giảm mạnh, hãy kiểm tra ngay khối lượng Volume giao dịch. Nếu không có sự thay đổi thì đây có thể là các bẫy đã được giăng ra.
2. Tìm kiếm sự phân kỳ của RSI
Khi đã hiểu rõ bull trap bear trap là gì, các trader hoàn toàn có thể tránh được bẫy tăng giá và giảm giá bằng cách tìm kiếm qua chỉ số RSI – còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Đây chính là biểu đồ thể hiện rõ mức độ mạnh hay yếu của đồng giá coin.
Trên thực tế, chỉ số RSI sẽ dao động trong khoảng 0-100.
+ Nếu như trong khoảng 0<RSI<25 thì đây chính là điều kiện bán quá mức.
+ Nếu trong khoảng 75<RSI<100, đây chính là điều kiện mua quá mức.
Vì vậy có thể thấy, nếu chỉ số RSI tăng thì giá sẽ tăng, ngược lại RSI giảm thì giá sẽ giảm.
3. Nhanh chóng cập nhật những tin tức mới nhất
Dù là tin xấu hay tin tốt cũng không thể phủ nhận chúng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường. Với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường càng cần thận trọng và cập nhật những tin tức mới nhất để tránh được các bẫy tăng giá hay giảm giá.
Bởi hiện nay có rất nhiều loại tin giả mạo để tạo FOMO hay FUD. Dựa vào đó mà những tổ chức có tầm ảnh hưởng thường sử dụng tin tức để tạo nên các bẫy tăng và giảm giá. Vì vậy khi giá có sự đảo chiều mạnh, các trader hãy lập tức cập nhật tin tức mới trước khi đưa ra quyết định
4. Hãy đặt lệnh Stop-loss
Nếu không muốn mọi chuyện đi quá xa ngoài tầm kiểm soát, các nhà đầu tư hãy sử dụng lệnh Stop-loss (dừng lỗ). Bởi điều quan trọng nhất chính là giữ cho nguồn vốn của mình chỉ được phép tăng chứ không giảm.
Với những chia sẻ vừa rồi hy vọng các trader ngoài việc nắm rõ bull trap bear trap là gì còn biết cách nhận diện bẫy tăng giá và giảm giá, để từ đó đưa ra cách phòng chống hiệu quả nhất.
Cùng xem video dưới đây để hiểu thêm về bull trap bear trap là gì nhé!
Tổng hợp những câu hỏi và câu trả lời hữu ích về bull trap bear trap cho trader
[sp_easyaccordion id=”5842″]